ClockChủ Nhật, 01/09/2019 19:37

Nhà vườn An Hiên – sự hồi sinh quý giá

TTH.VN - Sau ba tháng đưa vào khai thác trở lại, nhà vườn An Hiên – ngôi nhà vườn được xem là mẫu mực của xứ Huế, du khách ngược xuôi đã tìm về để được đắm chìm trong không gian cổ kính thơ mộng với hoa thơm trái ngọt. Ở đó, có điệu hò nam ai và mái nhì được những nghệ sĩ ca Huế tiếp đón, có loại bánh đặc sản mời chào người ghé qua…

Bên trong không gian ngôi nhà rường An Hiên được hồi sinh đón du khách trở lại. Đến đây du khách được nghe hướng dẫn viên kể lại tiểu sử của ngôi nhà vườn được xem là mẫu mực của nhà vườn xứ Huế

Ngược dòng sông Hương hướng về Kim Long, ngôi nhà vườn An Hiền nằm trên đường Nguyễn Phúc Nguyên, hướng mặt ra sông, gần danh thắng chùa Thiên Mụ giờ đây nhộn nhịp du khách. 

Với giá vé 35.000 đồng/ người, giờ đây không chỉ được thăm quan ngôi nhà nổi tiếng, du khách còn trải nghiệm nhiều điều thú vị khác.

An Hiên và sự hồi sinh

Nhắc đến Huế, người ta sẽ nghĩ đến di sản, đền đài lăng tẩm, và không thể quên được nhà vườn – một trong những điểm đến nổi tiếng mà ai đã từng bước chân vào sẽ khó quên được. Nhắc đến nhà vườn Huế, người ta sẽ nghĩ đến ngay ngôi nhà vườn An Hiên bởi câu chuyện lịch sử tạo nên tiếng tăm cho đến vị chủ nhân và những tác phẩm viết về nó.

Một chiều đầu mùa thu, theo chân đoàn du khách chúng tôi lạc vào ngôi nhà vườn An Hiên như lời đề nghị muốn được hít thở và dừng chân trong ngôi nhà vườn sau thời gian dài được tu sửa. Xe vừa dừng, cánh cổng cổng rêu phong nhà vườn An Hiên trải qua thăm trầm biến cố còn nguyên vẹn đã khiến nhiều người trầm trồ, muốn bước vội thật nhanh để khám phá.

Ngay từ cánh cổng bên ngoài, du khách khi đặt chân vào đây như lạc vào một thế giới khác, với vẻ đẹp thơ mộng nhưng không kém phần sang trọng

Không khó để nhận ra đặc điểm kiến trúc của ngôi nhà vườn Huế. Ngôi nhà rường được làm bằng gỗ nằm chính giữa, thiết kế phong thủy với tả - hữu, tiền – hậu đều có vật che chắn. Từ cổng chính của vườn, để vào tới ngôi nhà, du khách như lạc vào thế giới thơ mộng, với vườn cây được trồng hai bên rợp kín cả lối đi.

“Thật tuyệt vời. Vừa ở khu phố nhộn nhịp vậy mà chỉ mấy 10 phút đi xe đã được ở một không gian nhà vườn đẹp như thế. Từ cánh cổng tiến vào bức bình phong như một bức tranh” – du khách Nguyễn Thành Nhân (TP. Hồ Chí Minh) đã thốt lên như thế trước khi được hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử ngôi nhà, và hành trình hồi sinh để đón khách trở lại.

Vừa đặt chân vào bên trong ngôi nhà, hướng dẫn viên ngay lập tức giới thiệu về “tác phẩm nghệ thuật” hiếm có này trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Xây dựng vào cuối thế kỷ 19, bởi chủ nhân Phạm Đăng Thập – vị quan dưới triều Nguyễn, đến năm 1934,  nhà vườn An Hiên được quan tuần phủ Nguyễn Đình Chi mua lại làm nơi sinh sống của gia đình mình. Khi ông qua đời, vợ là bà Đào Thị Xuân Yến vẫn tiếp tục sống và dày công “kiến tạo” khu vườn mang đặc trưng xứ Huế.

“Bà là nhân vật lịch sử của Huế. Quê bà ở Bình Định, ra Huế học ở trường Đồng Khánh, sau đó trở thành hiệu trưởng của chính ngôi trường này vào thập niên 50 của thế kỷ trước. Bà giỏi tiếng Pháp, biết tiếng Anh, tiếng Hán, và từng là đại biểu Quốc hội vào thập niên 1980” – người hướng dẫn viên dịu dàng trong tà áo dài, chậm rãi trả lời du khách.

“Nếu được sống ở đây, chắc thọ thêm vài tuổi”

Cũng theo lời hướng dẫn viên, năm 1997 bà qua đời, những người thừa kế ở xa nên ngôi nhà vườn từ cứ thế xuống cấp, hư hỏng, nhiều hiện vật quý giá bị lưu lạc trước sự tiếc nuối của nhiều người.

Cho đến cách đây hơn một năm, người thân trong gia đình đã đi đến quyết định bán lại nhà vườn An Hiên cho Công ty CP khách sạn Silk Path có trụ sở ở Hà Nội.

Nhiều người lo lắng số phận của ngôi nhà vườn An Hiên có khả năng sẽ rơi vào tình cảnh như một số ngôi nhà vườn Huế khác, hoặc sẽ bị thay đổi công năng, hoặc bị thương mại hóa, hoặc là một mục đích nào đó. Cho đến khi chủ nhân mới đã quyết định giữ nguyên và phục hồi lại nguyên vẹn giá trị của ngôi nhà vườn, nhiều người đã… thở phào nhẹ nhõm.

Bức bình phong và hồ nước từ góc nhìn bên trong ngôi nhà nhìn ra

Những hiện vật nội thất bên trong ngôi nhà đã được chủ nhân mới cất công tìm lại. Trong đó có hai bức hoành phi quý giá, những viên đá cẩm thạch đỡ cột nhà, bát nhang, vật dụng sinh hoạt bằng đồng, sứ… được quy cố hồi hương, trở về lại chốn xưa. Ở bên ngoài vườn, những gốc bạch mai, trà mi, thanh trà… có bàn tay người chăm non đã tươi tốt hẳn lên.

Đặc biệt, gian thờ của chủ nhân cũ vẫn được chủ nhân mới giữ nguyên vẹn, tạo nên hồn cốt, giá trị xưa cũ cho ngôi nhà. Bước ra khỏi không gian nhà vườn, nhiều du khách thư thả, thả mình dưới những tán cây như tìm chút bình yên hiếm có giữa cuộc sống xô bồ, hiện đại.

Đứng lặng mình dưới những gốc cây tươi tốt trong khu vườn, du khách Nguyễn Kim Toàn (Ninh Bình) thốt lên: Quá đẹp! Ông Toàn nói đã từng đi nhiều nơi, và chưa thấy ngôi nhà vườn nào đẹp như An Hiên, mọi thứ được sắp đặt hoàn hảo đến từng chi tiết, bài bản. “Nếu được sống ở đây, chắc con người ta sẽ thọ thêm được vài tuổi” – ông Toàn đùa nhưng mà như thật và liên tục tấm tắc khen. Cùng với việc trải nghiệm nhà vườn, du khách còn được thưởng thức chương trình ca Huế vào khung giờ cố định sáng – chiều trong ngày, được thưởng trà và ăn bánh ngay trong không gian này.

Theo đại diện nhà vườn, khi quyết định mua lại nhà vườn An Hiên, đơn vị không đặt nặng doanh thu mà muốn bảo tồn giá trị lịch sử hiếm có. Sau khi đưa vào hoạt động, mỗi ngày, nhà vườn đón từ vài chục đến vài trăm du khách đến tham quan, chụp hình. Ngoài ra, ngôi nhà còn trở thành điểm đến hấp dẫn với các đạo diễn, những nhà làm phim muốn lấy bối cảnh nhà vườn, không gian trầm lặng nên thơ của Huế.

Bài, ảnh: Phan Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến cáo du khách cảnh giác chiêu trò lừa đảo trên mạng

Lợi dụng nhu cầu du lịch của người dân tăng cao, nhất là vào dịp lễ tết, mùa cao điểm du lịch và tâm lý muốn đi du lịch giá rẻ của một bộ phận người dân, nhiều đối tượng lừa đảo đã mạo danh công ty, khu nghỉ dưỡng, phòng vé bán combo, vé máy bay du lịch để lừa đảo du khách.

Khuyến cáo du khách cảnh giác chiêu trò lừa đảo trên mạng
Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
An toàn cho du khách mùa mưa bão

Những tháng cuối năm, Huế bước vào mùa cao điểm khách quốc tế cũng là thời điểm thời tiết miền Trung thường xảy ra mưa lớn, bão và ngập lụt. Song hành với phục vụ du khách, phát triển du lịch là yêu cầu đảm bảo an toàn cho du khách.

An toàn cho du khách mùa mưa bão
Ca ghép tim xuyên Việt thứ 12 xuất viện

Ngày 12/11, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin, người được ghép tim xuyên Việt thứ 12 đã làm thủ tục xuất viện. Lãnh đạo BV cùng đội ngũ chăm sóc sau ghép tặng hoa chúc mừng và chia vui cùng gia đình người bệnh.

Ca ghép tim xuyên Việt thứ 12 xuất viện
Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top