ClockThứ Ba, 03/09/2024 07:03

Du lịch “cất cánh” từ những chuyến bay

TTH - Sau những tín hiệu tích cực từ du lịch đường bộ, đường sắt và đường tàu biển, “bầu trời Huế” sẽ sôi động hơn với những chuyến bay cất/hạ cánh, đưa khách du lịch thập phương về với miền Hương Ngự.

Travel car cho thuê xe du lịch Hà Nội uy tín Lắp đặt 50 ghế đá phục vụ người dân, du kháchHuế dự kiến sẽ đón 120.000 lượt khách dịp lễ 2/9

 Lãnh đạo Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tặng quà cho du khách đến Huế bằng đường hàng không

“Mở cửa bầu trời”

Theo kế hoạch, tối 22/9/2024, chuyến bay từ Đài Loan (Trung Quốc) đưa 180 khách du lịch sẽ đáp xuống sân bay quốc tế Phú Bài, đánh dấu “cột mốc” mới về phát triển du lịch đường hàng không khi đây không còn là chuyến bay charter (thuê nguyên chuyến). Ông Trương Thành Minh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Du lịch phấn khởi: “Đây sẽ là chuyến bay được tổ chức định kỳ mỗi tuần một chuyến, diễn ra xuyên suốt năm, đưa khách du lịch về Huế, góp phần thúc đẩy du lịch Cố đô”.

Kể từ khi Nhà ga T2 của Cảng hàng không Quốc tế (HKQT) Phú Bài được đưa vào khai thác (tháng 4/2023), chính quyền địa phương và ngành du lịch đã xúc tiến các đường bay Thừa Thiên Huế - thành phố Côn Minh (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc); Thừa Thiên Huế - Seoul (Hàn Quốc); Thừa Thiên Huế - Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc). Việc tổ chức các chuyến bay charter đã giúp bầu trời xứ Huế sôi động hơn khi có các đường bay quốc tế. Tuy nhiên, kỳ vọng về lâu dài vẫn là phát triển các chuyến bay thương mại, đến và đi từ sân bay quốc tế Phú Bài.

Theo ông Minh, sự kết nối của ngành du lịch, các doanh nghiệp lữ hành với các đối tác Đài Loan (Trung Quốc) đang dần giải quyết được kỳ vọng trên. Thuận lợi khi di chuyển giúp lượng khách quốc tế từ Đài Loan (Trung Quốc) đến Huế sẽ tiếp tục tăng lên rõ rệt. Kéo theo đó là nhu cầu mua sắm, lưu trú và trải nghiệm các dịch vụ du lịch. Đó là những cơ hội rất rõ ràng để phát triển du lịch.

Thời gian gần đây, thị trường khách Đài Loan (Trung Quốc) đến Huế đang có dấu hiệu tăng trưởng mạnh. Trong “top” 10 thị trường khách quốc tế đến Huế, thường xuyên có sự góp mặt của Đài Loan (Trung Quốc). Cùng với việc phát triển đường bay từ trong tháng 9 này, chính quyền địa phương và ngành du lịch đang kết nối hợp tác với công ty đối tác lớn của Đài Loan (Trung Quốc) để tiếp tục phát triển thêm đường bay, với mục tiêu sẽ có chuyến bay hàng ngày hoặc cách ngày, dự kiến khoảng 140 - 260 chuyến bay/năm. “Ngành du lịch cũng đã có những phiên làm việc với các đối tác. Nếu có được cơ chế tốt, phía đối tác Đài Loan (Trung Quốc) sẵn sàng phát triển đường bay này và từ đó, sẽ mang lại thêm một cơ hội cho du lịch Huế khai thác thị trường khách quốc tế tiềm năng”, ông Minh chia sẻ.

Lãnh đạo Sở Du lịch cho biết, hiện nay cùng với những tăng trưởng về lượng khách trong nước, thị trường khách quốc tế đang phục hồi mạnh mẽ. Trong 7 tháng đầu năm, lượng khách đến Huế là hơn 2,3 triệu lượt khách; trong đó, khách quốc tế là gần 863.000 lượt, tăng hơn 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng khách lưu trú tại Huế cũng có những dấu hiệu tăng trưởng, khi các cơ sở lưu trú đã gần 1,2 triệu lượt khách, tăng hơn 20%; Riêng khách quốc tế là gần 394.000 lượt, tăng hơn 29% trong 7 tháng đầu năm. Cùng với việc phát triển phối hợp ngành hàng không khai thác các sản phẩm bay đêm để phục vụ du khách, góp phần thu hút khách về Huế và giải quyết bài toán thiếu hụt chuyến bay, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đang nghiên cứu để phát triển thêm đường bay Thái Lan, tiếp tục khởi động lại các chuyến bay Thừa Thiên Huế - Incheon (Hàn Quốc).

Mới đây, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 302/KH-UBND xúc tiến mở đường bay từ Huế đến các trung tâm du lịch của Việt Nam và khu vực Đông Á, Đông Nam Á. Theo đó, tỉnh phấn đấu mở 1 đường bay quốc tế và các chuyến charter giai đoạn 2024 - 2025; phát huy công suất khai thác 5 triệu hành khách/năm của Nhà ga T2 Cảng HKQT Phú Bài. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vận tải hàng không, đặc biệt phục vụ các sự kiện lớn tổ chức tại Huế hoặc thời kỳ cao điểm khách du lịch. Đây cũng là cách mà Huế “mở cửa bầu trời”, mở rộng mạng lưới bay để kết nối với các thành phố, quốc gia chưa có đường bay trực tiếp. Tăng cường kết nối giữa Huế với các trung tâm kinh tế, du lịch và văn hóa. Đồng thời, thu hút du khách từ các thị trường mới, nâng cao doanh thu từ du lịch và phát triển ngành dịch vụ liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách quốc tế và nội địa đến với Huế.

 Du khách đến Huế làm thủ tục tại sân bay quốc tế Phú Bài

Tăng tốc

Du lịch được Thừa Thiên Huế xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Những năm gần đây, du lịch Cố đô đã đạt nhiều kết quả khả quan về lượng khách, đánh giá tốt của báo giới và nhiều giải thưởng từ các tổ chức du lịch uy tín của thế giới. Tuy nhiên, để phát triển du lịch, việc thu hút lượng khách đến Huế đông, lưu trú dài ngày và chi tiêu nhiều, đóng góp cho nguồn thu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà mới chính là mục tiêu lâu dài.

Với những tiềm năng về du lịch hiện có thì việc đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ là điều quan trọng. Trong đó, đáng chú ý là việc xúc tiến mở đường bay nội địa và quốc tế sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho ngành du lịch phát triển, thu hút khách du lịch đến Huế. Bên cạnh phát triển các đường bay, để du lịch Huế “tăng tốc” thì cần sự hợp lực của ngành du lịch, chính quyền địa phương và các ban, ngành, cộng đồng doanh nghiệp.

Để đạt được những mục tiêu mong muốn, cần triển khai thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm như tổ chức khảo sát nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu của hành khách và doanh nghiệp; phân tích đánh giá về lượng hành khách tiềm năng, xu hướng du lịch, và nhu cầu vận tải hàng hóa; xác định tuyến bay dựa trên nghiên cứu thị trường và khả năng sinh lợi; xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc mở đường bay mới, bao gồm lịch trình, tần suất chuyến bay và các dịch vụ đi kèm; xác định chiến lược tiếp cận thị trường và chiến dịch quảng bá để thu hút hành khách. Bên cạnh đó còn là việc triển khai các chiến dịch quảng bá để giới thiệu tuyến bay mới; xây dựng các chương trình khuyến mãi để thu hút hành khách; đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra sản phẩm độc đáo, đặc trưng của du lịch Thừa Thiên Huế;  tăng cường phát triển sản phẩm hàng lưu niệm, du lịch làng nghề; phát triển nguồn nhân lực...

Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch cho biết, ngành du lịch sẽ tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch chủ đạo có thương hiệu trên cơ sở lấy văn hóa Huế làm nền tảng. Vận động doanh nghiệp phát triển một số sản phẩm mới gắn với du lịch sinh thái, chăm sóc sức khỏe, du lịch thông minh, du lịch nông nghiệp. Đồng thời, phát triển dòng du lịch tâm linh, du lịch làng nghề. Bên cạnh đó, du lịch Huế vẫn rất cần những sản phẩm du lịch, trải nghiệm về đêm đúng nghĩa, từ đó thu hút và giữ chân khách ở lại Huế dài ngày.

Hữu Phúc
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Return to top