ClockThứ Năm, 06/07/2023 08:55

Khai thác luồng khách quốc tế có chi tiêu cao, ở dài ngày

Ngày 5/7, tại Hà Nội, Hiệp hội du lịch Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết 82 vừa được Chính phủ ký ban hành về các giải pháp đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch; trong đó điểm đáng quan tâm là chính sách liên quan đến chính sách thị thực (visa) mới.

Không ngừng làm mới sản phẩm du lịchPhát triển kinh tế đêmLàm mới du lịch biển, Quảng Điền tự tin đón khách

leftcenterrightdel
 Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt thông tin về triển khai Nghị định 82 của Chính phủ 

Ông Vũ Thế Bình - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, ngày 18/5/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. Ngày 24/6/2023, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam với nhiều quy định thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam.

Hiệp hội Du lịch Việt Nam nhận thức sâu sắc đây là cơ hội to lớn cho ngành du lịch và cũng là trách nhiệm nặng nề của các doanh nghiệp du lịch cả nước. Với tinh thần đó, Hiệp hội đã xây dựng và ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP. Hoạt động này thể hiện sự thống nhất tư duy và hành động của cộng đồng doanh nghiệp du lịch là hội viên của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, sự cam kết của cộng đồng doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong thực thi đường lối chính sách của Đảng, Chính phủ và Quốc hội về phát triển du lịch.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt khẳng định: Nghị quyết số 82/NQ-CP là một bước quan trọng trong triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Đảng và Nhà nước đối với ngành du lịch, sự chủ động, hành động quyết liệt, có trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương, sự cố gắng, nỗ lực, quyết tâm cao trong việc đồng hành cùng ngành du lịch vượt qua khó khăn của cộng đồng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP. Tuy nhiên, đây là hội nghị đầu tiên cụ thể hóa các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho ngành du lịch Việt Nam.

Tại hội nghị, Ban tổ chức đã quán triệt các nội dung cơ bản của Nghị quyết số 82/NQ-CP. Đại diện các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã trao đổi, thảo luận, xác định các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới để phát triển du lịch Việt Nam hiệu quả, bền vững, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Các đại biểu thống nhất mục tiêu hướng tới gồm: Phát huy tinh thần chủ động, năng động, sáng tạo và vai trò động lực của doanh nghiệp trong việc triển khai Nghị quyết 82/NQ-CP của Chính phủ nhằm đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch theo phương châm “Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện, đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch, đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”; thống nhất tư duy và hành động của cộng đồng doanh nghiệp du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch các địa phương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm nhằm đạt được mục tiêu Chính phủ đề ra cho ngành Du lịch là “phát triển trọng tâm, trọng điểm, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới”; kịp thời nắm bắt cơ hội do chính sách visa thông thoáng hơn vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5, làm đòn bẩy giúp ngành du lịch phát triển vượt bậc, tăng nhanh lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

Các đại biểu thống nhất các nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm: Cấu trúc lại doanh nghiệp, đổi mới mô hình kinh doanh; phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp với giai đoạn mới; đa dạng hóa thị trường du lịch; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới; tăng cường liên kết trong kinh doanh du lịch; đẩy mạnh chuyển đổi số trong các doanh nghiệp du lịch; phát hiện, tổng hợp ý kiến và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp du lịch. 

Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

"Một số người Việt đang tiếp tay cho người Trung Quốc xuyên tạc lịch sử nước mình"

Nguyên là Vụ trưởng Vụ lữ hành Tổng cục Du lịch, ông Vũ Thế Bình chia sẻ: từ lâu lắm rồi chúng tôi đã rất khổ sở khi phải đích thân đi xử lý người Việt mình. Bởi chính người Việt của mình lại tiếp tay cho doanh nghiệp Trung Quốc xuyên tạc lịch sử nước mình. Vì thế, trong lúc này các cơ quan chức năng cần phải xử lý mạnh tay các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tay cho các hành vi trên.

Một số người Việt đang tiếp tay cho người Trung Quốc xuyên tạc lịch sử nước mình

TIN MỚI

Return to top