ClockThứ Sáu, 30/06/2023 14:57

Phát triển kinh tế đêm

TTH - Nằm trong kế hoạch kích cầu du lịch - dịch vụ, TP. Huế đang hoàn thiện hạ tầng, triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế đêm nhằm thu hút du khách.

Kinh tế đêm vị nhân sinhKích cầu, tạo đà phát triển du lịchKinh tế đêm

leftcenterrightdel
 Phố đi bộ Hai Bà Trưng sôi động và nhộn nhịp về đêm

Sau hơn 3 tháng đưa vào hoạt động, Phố đi bộ Hai Bà Trưng đã trở thành địa điểm vui chơi, giải trí lý tưởng kết hợp tham quan, mua sắm và thưởng thức đặc sản Huế về đêm trên địa bàn TP. Huế. Nằm ở vị trí trung tâm với sự kết hợp giữa các khu thương mại sẵn có và khai thác các dịch vụ thương mại của người dân để hình thành khu phố sầm uất, khu phố này nhanh chóng được người dân và du khách lựa chọn làm điểm hẹn vào 3 tối cuối tuần.

Với chủ trương đưa Phố đi bộ Hai Bà Trưng trở thành điểm đến hấp dẫn phục vụ du khách nên ngoài không gian thương mại mang tính cộng đồng, ở đây đã hình thành không gian trưng bày, giới thiệu và mua bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc sản và ẩm thực ba miền bằng xe lưu động, trong đó ưu tiên trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc sản, đặc trưng của Huế; biểu diễn các loại nhạc cụ dân tộc, ca Huế và âm nhạc đường phố…

Theo Chủ tịch UBND phường Vĩnh Ninh, ông Nguyễn Đức Tường Thoại, sau hơn 3 tháng khai trương, hiện Phố đi bộ Hai Bà Trưng đang hoạt động ổn định và thu hút khách với nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật, trưng bày sản phẩm lưu niệm - quà tặng, giới thiệu đặc sản và ẩm thực Huế. Hiện, trên tuyến đường có 3 sân khấu hoạt động thường xuyên vào 3 tối thứ 6, thứ 7 và chủ nhật, bao gồm sân khấu của Cinestar Huế và 2 sân khấu do phường quản lý để tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc đường phố... góp phần đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa của người dân và du khách.

Ông Thoại cho biết, nhằm hoàn thiện không gian phố đi bộ, sắp tới phường tổ chức sắp xếp lại các cơ sở kinh doanh, gian hàng trên toàn tuyến sao cho phù hợp, đầu tư trang trí thêm hệ thống đèn lồng dọc tuyến đường, đồng thời tiếp tục vận động các cơ sở kinh doanh và khách hàng chuyển từ hình thức thanh toán truyền thống sang sử dụng Ví điện tử trên ứng dụng Hue-S nhằm hướng đến xây dựng tuyến phố văn minh, kiểu mẫu, thu hút khách.

Phố ẩm thực Nguyễn Văn Huyên, phường Phú Hội sau thời gian hoạt động giờ đang thu hút một lượng khách đến vui chơi, thưởng thức ẩm thực khá đông, tạo thêm không gian trải nghiệm mới cho du lịch Huế, đặc biệt là giới trẻ. Với hơn 20 cơ sở kinh doanh ẩm thực và đặc sản Huế, tuyến đường Nguyễn Văn Huyên và các khu vực xung quanh khá sôi động và nhộn nhịp về đêm với mô hình vui chơi, ăn uống và mua sắm hàng lưu niệm, đặc sản.

Chủ tịch UBND phường Phú Hội, bà Võ Thị Anh Thư cho rằng, để thu hút khách đến với Phố ẩm thực Nguyễn Văn Huyên, phường vừa đầu tư trang bị hệ thống điện chiếu sáng, chỉnh trang lại tuyến đường và các khu vực xung quanh, đồng thời vận động các cơ sở kinh doanh bổ sung thêm hàng hóa nhằm tạo sự phong phú cho khu phố góp phần phát triển kinh tế đêm trên địa bàn.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, cùng với các khu vực trung tâm, thành phố đang phát triển du lịch ở các vùng ven nhằm kết nối các tour tuyến du lịch trên địa bàn, trong đó hình thành khu du lịch trải nghiệm Rú Chá, ẩm thực Cồn Tè (Hương Phong), đầu tư hạ tầng phát triển du lịch cộng đồng bờ biển Hải Dương, nâng cao chất lượng dịch vụ bãi tắm Thuận An và phát triển các tour du lịch trải nghiệm tham quan làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình (Phú Mậu). Ở phía thượng nguồn sông Hương, đẩy mạnh khai thác các di tích Triều Nguyễn, phát triển thêm các điểm đến hấp dẫn khách như Khe Ngang (Hương Hồ), hồ Khe Rưng (Hương Thọ) nhằm tạo cho Huế một bức tranh du lịch sống động và hấp dẫn.

Bài, ảnh: Minh Thư
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

TIN MỚI

Return to top