ClockThứ Năm, 26/08/2010 10:05

Một ngày với tuyến du lịch sinh thái đầm phá Bắc Tam Giang

TTH - Tuyến du lịch sinh thái phía Bắc Tam Giang (Quảng Điền) do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh) tổ chức.

Từ Huế, đoàn ghé thăm đình Thủ Lễ, một di tích văn hóa Quốc gia với Đại lễ Cô Đàn, hay truyền thuyết về Phật lồi, với 400 trang địa bạ từ năm 1601, 62 sắc phong còn lưu giữ của các đời vua nhà Nguyễn đã sắc phong cho các họ, đình làng, am miếu thờ cho làng Thủ Lễ … Khách lại rong ruổi về với thôn Ngư Mỹ Thạnh (xã Quảng Lợi) để biết thêm về phát triển cộng đồng ngư nghiệp, những mẫu vật ngư lưới cụ và các loài thủy hải sản đầm phá do chính người dân nghiên cứu và trưng bày.

Sau khi tham gia chăm sóc vườn rau màu, tham gia đan lát tại thôn Ngư Mỹ Thạnh và Thủy Lập, khách tham quan tiếp tục những trải nghiệm thú vị bằng chuyến đi thuyền trên phá, hoà mình cùng đời sống của người dân sông nước bằng những hoạt động đánh bắt cá, tôm, đổ nò sáo, đạp trìa… ngoài việc ngắm biển và tắm biển, du khách có thể thưởng thức vũ điệu múa Náp truyền thống của địa phương và tìm hiểu các hoạt động cộng đồng. Kết thúc chuyến hành trình, trên đường trở về Huế, du khách có thể ghé tham quan và mua sản phẩm từ làng nghề truyền thống đan lát Bao La.


Hồi hộp đi trên chiếc cầu tre tới thôn Ngư Mỹ Thạnh



Cùng người dân bản địa chăm sóc rau màu


Tiếp tục những trải nghiệm thú vị bằng chuyến đi thuyền trên phá, hoà mình cùng hoạt động đánh bắt cá, tôm, đạp trìa, đổ nò sáo…

Đại Nhân - Minh Trang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn Việt Nam sau 20 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

Năm 2005, Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước của UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Từ đó đến nay, Việt Nam đã 2 lần trúng cử vào Ủy ban liên Chính phủ Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (nhiệm kỳ 2006 - 2010 và 2022 - 2026). Điều này cho thấy những đóng góp của Việt Nam về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận; thể hiện sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với khả năng đóng góp, năng lực điều hành của nước ta tại các thể chế đa phương toàn cầu.

Dấu ấn Việt Nam sau 20 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

TIN MỚI

Return to top