ClockThứ Bảy, 28/08/2010 10:37

Mỹ: Bảo tàng tái hiện tàu Titanic 'hút' khách

TTH - Nếu bạn là người hâm mộ bộ phim nổi tiếng Titanic và muốn tìm hiểu về con tàu xấu số này hay tận mắt chứng kiến sự trang hoàng lộng lẫy về thiết kế cũng như quy mô của nó, hãy đến với thành phố Pigeon Forge, Bang Tennessen của Hoa Kỳ để tận mắt chứng kiến con tàu huyền thoại đã được tái hiện công phu như thế nào.

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày con tàu huyền thoại Titanic bị đắm, tháng Tư vừa qua, thành phố Pigeon Forge, Hoa Kỳ đã mở cửa Bảo tàng có tên gọi the Titanic Pigeon Forge Museum Attraction. Bảo tàng này tái hiện 50% sự thật về con tàu xấu số, thu hút hàng triệu khách du lịch đến tham quan.


Khách thăm quan tấp nập đến tham quan tàu Titanic trong phiên bản mới nhất

 Bảo tàng được xây dựng trên diện tích rộng 2.787 m2, với kinh phí lên đến 16 triệu bảng Anh và được xây dựng trong vòng một năm.
 
Con tàu tái hiện cao tới hơn 30m, gồm 3 boong tàu và một cầu thang có tên Grand Staircase ở trung tâm của con tàu. Grand Staircase được thiết kế với những trạm khắc rất công phu bằng chất liệu gỗ sồi và biểu tượng một chú bé rất dễ thương. Ước tính kinh phí xây dựng Grand Staircase lên tới 675.000 bảng Anh.
 

Grand Stairs trị giá 675.000 bảng Anh
 
Đến đây, du khách sẽ được sống lại thời kỳ của những năm 1912 và tưởng niệm số phận hẩm hiu của 2.208 hành khách và phi hành đoàn có mặt trên con tàu sang trọng và đắt tiền nhất của Hãng vận tải Anh quốc White Star Line. Du khách sẽ nhận được một thẻ ra vào tàu giống như một hành khách hay một phi hành đoàn thực thụ.
 
Có đến 75 nhân viên mặc lễ phục, chiêu đãi viên nhằm tái hiện lại bối cảnh sinh hoạt tiện nghi và xa hoa trên con tàu nổi tiếng này. Các nhân viên ở đây sẽ sẵn sàng cung cấp cho du khách mọi thông tin về con tàu cũng như câu chuyện về vụ đắm tàu xảy ra vào năm 1912.
 

Khung cảnh từ bên ngoài tàu Titanic và tảng băng biểu trưng
 
Hơn 300 hiện vật của tập thể và cá nhân trên tàu được trưng bày, trong đó có rất nhiều hiện vật lần đầu tiên xuất hiện. Bộ sưu tập hiện vật này trị giá khoảng 4,5 triệu đô la.
 

Các hiện vật được trưng bày trong phòng triển lãm trên tàu
 
Con tàu được thiết kế với một khoang hạng 3 gồm 4 giường ngủ và các điều kiện cho thấy phần lớn những người đã chết vẫn còn sống trước khi con tàu đâm vào tảng băng. Một khoang hạng Nhất được làm giống như trong bộ phim Titanic, nơi mà diễn viên Leonardo DiCaprio và Kate Winslet đóng vai Jack và Rose đã gặp nhau. Mọi người ngay lập tức đều có thể nhận ra nó. Một cây cầu cũng được dựng lên để du khách có thể nhìn thấy một bầu trời đêm đầy sao của buổi tối ngày hôm đó.
 
Một bể nước với nhiệt độ nước biển tương tự như khi con tàu bị đắm cũng được tái tạo để du khách có thể chạm tay vào. Nhiệt độ nước biển chính là nguyên nhân gây ra cái chết của con người vì không ai có thể tồn tại lâu hơn 15 phút trong điều kiện như thế.
 

Tàu Tinanic nguyên bản được khởi thuỷ vào năm 1912
 
Đây là bảo tàng thứ hai về Titanic, sau Bảo tàng The Titanic Branson ở bang Missouri, Hoa Kỳ, với diện tích 1.207 m2. Tuy nhiên, lượng khách tham quan đến bảo tàng này chỉ bằng 1/2 The Titanic Pigeon Forge Museum.
 
Mặc dù Titanic không có mặt ở Hoa Kỳ trong lịch sử, nhưng có lẽ Bảo tàng này đã quyến rũ người xem chính ở quy mô và thiết kế cực kỳ công phu và độc đáo có một không hai trên thế giới./.
 
Hương Dung (Theo Toquoc)
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn Việt Nam sau 20 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

Năm 2005, Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước của UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Từ đó đến nay, Việt Nam đã 2 lần trúng cử vào Ủy ban liên Chính phủ Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (nhiệm kỳ 2006 - 2010 và 2022 - 2026). Điều này cho thấy những đóng góp của Việt Nam về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận; thể hiện sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với khả năng đóng góp, năng lực điều hành của nước ta tại các thể chế đa phương toàn cầu.

Dấu ấn Việt Nam sau 20 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

TIN MỚI

Return to top