ClockThứ Tư, 06/10/2010 21:15

Thăm Đền Đô, nơi phát tích triều Lý

TTH - Đất Đình Bảng đã sinh ra Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn là tướng của triều Tiền Lê. Ngài đã được dân tôn kế vị nhà Lê, lập nên Triều Lý. Triều Lý đã dời đô ra Thăng Long, trải qua 9 triều vua, làm rạng danh đất Việt. Trên đất Đình Bảng đã cho dựng tượng Lý Công Uẩn để tôn vinh công đức của ngài.

Đền Đô tức Cổ Pháp điện, đây là công trình quốc gia thờ tự các vua nhà Lý được xây dựng ngay trên đất Đình Bảng, nơi Lý Công Uẩn ra đời. Hàng năm, hội Đền Đô được tổ chức linh đình để con cháu tự hào về quê hương đất nước mình.

Đền Đô đã bị phá huỷ hoàn toàn năm 1952 trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đất Đình Bảng đã sinh ra Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn là tướng của triều Tiền Lê. Ngài đã được dân tôn kế vị nhà Lê, lập nên Triều Lý. Triều Lý đã dời đô ra Thăng Long, trải qua 9 triều vua, làm rạng danh đất Việt. Trên đất Đình Bảng đã cho dựng tượng Lý Công Uẩn để tôn vinh công đức của ngài.
 
Đền Đô tức Cổ Pháp điện, đây là công trình quốc gia thờ tự các vua nhà Lý được xây dựng ngay trên đất Đình Bảng, nơi Lý Công Uẩn ra đời. Hàng năm, hội Đền Đô được tổ chức linh đình để con cháu tự hào về quê hương đất nước mình.
 

Đền Đô, Bắc Ninh nơi thờ các vị vua triều Lý. Ảnh: my opera.

Đền Đô đã bị phá huỷ hoàn toàn năm 1952 trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Kháng chiến thắng lợi, chúng ta đã xây dựng lại Đền Đô rất khang trang. Cổ Việt duy nhất còn lại của Đền Đô chính là tấm bia đá “Cổ Pháp điện tạo bi”. Văn bia này do Trạng Nguyên Phòng Khắc Hoan soạn và được khắc dựng vào triều Lê Hoàng Định năm thứ 5, tức năm 1605. Bia làm bằng đá xanh nguyên khối, có kích thước lớn, cao 190cm, rộng 130cm, dày 17cm. Phần trang trí hoa văn tập trung ở mặt trước. Trán bia hình bán nguyệt, giữa khắc hình lưỡng long chầu mặt trời, phía dưới khắc nổi tên bia bằng chữ Hán “Cổ Pháp điện tạo bi”, hai bên diềm bìa cũng khắc hình lưỡng long chầu mặt trời với đường chạm tinh tế, mềm mại.
 
Lòng bia, mặt trước khắc chữ Hán, nội dung ca ngợi công đức triều Lý, việc phụng thờ các vua Lý và việc trùng tu công trình Cổ Pháp điện.
 
Mặt sau là của thủ lệ xã Đình Bảng soạn khắc, cũng bằng chữ Hán, ghi ruộng phụng sự nhà đền, khu vực và địa giới của Lý triều lăng miếu thuộc xã Đình Bảng.
 
Bài văn do Phùng Khắc Hoan soạn có giá trị đặc biệt quan trọng việc đánh giá vai trò của triều Lý.
 
Nhà Lý đã giữ ngôi 216 năm, thực hiện nhiều chính sách nhằm bảo vệ quốc gia, đoàn kết toàn dân, hoà hợp các dân tộc, phát triển đất nước cường thịnh. Tất cả các việc lớn nhỏ của triều Lý đều là mẫu mực.
 
Dời đô, lập thành Thăng Long ở nơi trung tâm của đất nước để tính kế lâu dài cho muôi đời con cháu. Xây dựng và thi hành luật pháp nghiêm minh. Vua quan là những tấm gương cho dân noi theo. Giáo dục nhân dân đề cao lòng tự trọng là dân của vương triều Lý để tự giác chấp hành kỷ cương phép nước. Lấy lòng nhân đạo thương kẻ tù ngục, trọng sinh mệnh của người dân. Vì vậy, nhà Lý được lòng người trong cả nước, là chỗ dựa vững chắc cho người dân.
 
Đáng chú ý là quan điểm, lập trường tư tưởng và phương pháp đánh giá của tác giả về vai trò của nhân dân, ngay lời đầu văn bia tác giả nhận định: “Đất nước thái bình thịnh trị mở ra, được làm nên bởi nhân dân thời đại ấy”. Đây là một chân lý, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, quyết định sự hưng vong của một triều đại.
 
Về vai trò cá nhân trong lịch sử, tác giả xác định các vua triều Lý là những vị thánh hiền lại được nhiều bầy tôi tài giỏi và trung thành giúp việc: “Hoặc lấy vũ lực để đuổi giặc mở mang bờ cõi, hoặc lấy văn thư để tu chỉnh pháp lệnh cho rõ ràng, dân hiểu được đất nước thái bình thịnh trị cần phải có phpá luật nghiêm minh. Hoặc có lúc lấy việc trung thực kháng nghị can vua. Hoặc có lúc chịu trách nhiệm thay vua chấp chính vâng lệnh nhà vua là sử thần giỏi không khuất phục. Các quan trị dân, trênk nghe thấy nói là quan quấy nhiễu dân”.
 
Về quan điểm lịch sử, Phùng Khắc Hoan nhận thức: Thịnh suy là vận trời, nhà Lý tồn tại trong một thời vận nhất định rồi thời vận ấy hếtđể thay thế bằng triều đại khác. Đó chính là quy luật của lịch sử.
 
Đánh giá về nhà Lý, trạng nguyên Phùng Khắc Hoan đã tiếp cận được quan điểm, tư tưởng và phương pháp của khoa học lịch sử hiện đại và tiên tiến ngày nay. Vì vậy những nhận định của ông không chỉ toàn diện, sâu sắc cụ thể mà còn bảo đảm tính khách quan khoa học. Những nhận xétđánh giá của tác giả về công đức triều Lý đối với lịch sử và văn hoá đã được chứng minh bằng những thành tựu nghiên cứu về nhà Lý của khoa học của lịch sử khoa học ngày nay là hoàn toàn chính xác.
 
Vôùi nhöõng giaù trò lòch söû, tö töôûng vaø vaên hoaù neâu treân, bia “Coå Phaùp ñieän taïo bi” xöùng ñaùng laø baùu vaät khu di tích Đền Đô nói riêng và trong di sản và văn hoá thời Lý nói chung.
 
Nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội thêm một lần nữa, nhà nước đầu tư tu dựng lại Đền Đô.
 
Trong Đền Đô có một bức ảnh quý: 8 vầng mây sáng trên trời xếp theo một hàng ngay, 1 vầng mây sáng lang thang phía sau. Thật lạ kỳ, sự sắp xếp ấy của trời đất làm người xem nghĩ tới 8 triều Lý vẻ vang, và Lý Chiêm Hoàng là vầng mây lẻ loi kia. Thật không thể tưởng có được bức ảnh quý và lạ như thê.
 
Nguyễn Quang Hà
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn Việt Nam sau 20 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

Năm 2005, Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước của UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Từ đó đến nay, Việt Nam đã 2 lần trúng cử vào Ủy ban liên Chính phủ Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (nhiệm kỳ 2006 - 2010 và 2022 - 2026). Điều này cho thấy những đóng góp của Việt Nam về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận; thể hiện sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với khả năng đóng góp, năng lực điều hành của nước ta tại các thể chế đa phương toàn cầu.

Dấu ấn Việt Nam sau 20 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

TIN MỚI

Return to top