ClockThứ Sáu, 09/10/2020 20:52

Chung sức với tỉnh để phục hồi ngành du lịch

TTH.VN - Đó là yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại buổi làm việc với Hiệp hội Du lịch tỉnh về tình hình hoạt động 9 tháng đầu năm, triển khai các nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2020 và các năm tiếp theo chiều 8/10.

Các điểm du lịch an toàn sẽ được công bố trên phương tiện truyền thôngGiấc mơ phim trườngHoa Kỳ: CDC gia hạn lệnh cấm du thuyền hoạt động đến hết tháng 10101 cử nhân Khoa Du lịch có việc làm khi nhận bằng tốt nghiệpTập huấn kỹ năng phục vụ khách du lịch cho người dân A LướiMang trung thu về với hàng trăm học sinh tiểu học Phong XuânĐoàn Presstrip "xuyên Việt" xây dựng tư liệu quảng bá du lịch Huế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình (ở giữa) phát biểu tại buổi làm việc

Nhiều hoạt động phục hồi du lịch

Theo Hiệp hội Du lịch tỉnh, trong 9 tháng đầu năm 2020, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế giảm hơn 61% so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế giảm trên 65%. Doanh thu từ du lịch ước giảm từ 63% - 65% so với cùng kỳ; có 89% tổng số lao động tại các cơ sở lưu trú bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 phải nghỉ việc. Tại các đơn vị kinh doanh du lịch, tình hình doanh thu giảm mạnh, không đủ chi phí để vận hành bộ máy… Chỉ có 50 - 60 trên tổng số 800 cơ sở lưu trú mở cửa hoạt động cầm chừng. Đặc biệt, nhiều khách sạn 4,5 sao phải đóng cửa, cá biệt có khách sạn đóng cửa từ tháng 3/2020 đến nay vẫn chưa mở cửa trở lại.

Đối với các công ty lữ hành và đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch đạt chuẩn, tỉ lệ hủy tour và hủy dịch vụ gần 100%, có hơn 80% các công ty lữ hành và đơn vị du lịch đạt chuẩn buộc phải tạm ngưng hoạt động.

Ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh cho biết, để có thể sớm phục hồi ngành du lịch nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng, trong 3 tháng cuối năm 2020, Hiệp hội Du lịch tỉnh sẽ tham gia hội chợ VITM từ ngày 18 - 21/11/2020 tại Hà Nội để thúc đẩy quảng bá, kết nối với các nguồn khách nội địa ở hai đầu đến Huế; tham gia diễn đàn kết nối du lịch 5 tỉnh trọng điểm miền Trung với TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, sẽ diễn ra trong tháng 11/2020 tại Quảng Nam.

Dự kiến trong tháng 11/2020, Hiệp hội Du lịch tỉnh sẽ phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Sở Du lịch tổ chức hội nghị bàn các giải pháp khởi động, khôi phục du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn hậu dịch lần thứ 2; tổ chức tuần lễ ẩm thực Huế 2020 vào dịp Noel và đón chào năm mới 2021 (dự kiến từ ngày 24 – 27/12/2020). Ngoài ra, Hiệp hội Du lịch tỉnh cũng cam kết hỗ trợ tối đa, đồng hành các sự kiện trong tỉnh từ nay đến cuối năm, như lễ hội Áo dài Huế, giải marathon Huế 2020...

Khó khăn do dịch COVID-19 đã xảy ra, quan trọng hiện nay là giải pháp cụ thể để vượt qua

Đoàn kết để vượt khó

Tại buổi làm việc, các doanh nghiệp cho biết, rất cần có sự hỗ trợ của tỉnh có sự tác động, chỉ đạo các ngân hàng về hỗ trợ vay vốn và trả lãi các vốn vay trước đó. Đa số doanh nghiệp lưu trú đều đang vay vốn. Quá trình phục vụ khách tạo nguồn thu, giúp doanh nghiệp trả vốn vay ngân hàng, trả lương cho nhân viên, nhưng dịch bệnh khiến lượng khách giảm, không có nguồn thu khiến các doanh nghiệp gặp khó trong các khoản vay vốn ngân hàng.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Du lịch tỉnh cũng đề xuất UBND tỉnh tiếp tục có chính sách miễn, giảm phí tham quan các điểm di tích dài hạn để hỗ trợ doanh nghiệp giảm giá tour. Có các chính sách cam kết hỗ trợ khách du lịch khi có dịch bùng phát tại địa phương. Khuyến khích phát triển các mô hình đầu tư dịch vụ, khai thác các loại hình du lịch MICE, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa, thể thao tại Thừa Thiên Huế. Đề nghị điều chỉnh giá nước sinh hoạt cho các cơ sở lưu trú ngang mức giá của các cơ sở sản xuất.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị các doanh nghiệp, khó khăn do dịch bệnh là những gì đã xảy ra đối với ngành du lịch, quan trọng hơn hiện nay là sự đồng lòng, đoàn kết của các doanh nghiệp để cùng nhau vượt qua khó khăn. Lãnh đao tỉnh rất mong muốn nhận được những đề xuất, sáng kiến cụ thể để tỉnh có thể đưa ra các cơ chế, chính sách kịp thời, cùng doanh nghiệp khắc phục khó khăn.

“Ưu tiên hiện nay là vừa hoạt động khai thác khách, nhưng phải đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch bệnh, vì vậy các doanh nghiệp cần chấp hành đầy đủ bộ tiêu chí an toàn trong phòng chống dịch bệnh. Ngoài những giải pháp, hoạt động nhằm hồi phục du lịch theo dự kiến, Hiệp hội Du lịch cần có chiến lược kích cầu cho đối tượng khách nội địa, nội tỉnh, dựa trên thế mạnh sẵn có của điểm đến và doanh nghiệp. Về phía tỉnh, ngay sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI kết thúc, sẽ tổ chức buổi làm việc giữa các doanh nghiệp du lịch với các ngân hàng để tìm giải pháp trong vay vốn và trả lãi suất. Đồng thời, tỉnh cũng sẽ chủ động có giải pháp để gỡ nút thắt trong các điều kiện nhận hỗ trợ gói 62 ngàn tỷ đồng đối với lao động trong ngành du lịch”, Phó Chủ tich UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Quang Sang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Tín dụng đã phục hồi

Càng về cuối năm, nhu cầu đầu tư của người dân, doanh nghiệp càng tăng. Đây là cơ sở quan trọng tạo đà thúc đẩy tín dụng tăng trưởng.

Tín dụng đã phục hồi

TIN MỚI

Return to top