ClockChủ Nhật, 08/05/2022 18:21

Chuyên nghiệp & bài bản để đón khách tốt hơn

TTH - Mưa hết 2/4 ngày nghỉ lễ đã khiến lượng khách đến các điểm du lịch trong tỉnh dịp 30/4, 1/5 giảm hơn so với dự kiến. Dù vậy, doanh thu từ du lịch, dịch vụ dịp này cũng đạt hơn 60 tỷ đồng, với khoảng 45.000 lượt khách đến Huế.

Doanh thu hơn 60 tỷ đồng từ du lịch trong dịp lễ 30/4 và 1/5Nhộn nhịp điểm du lịch Bạch Mã Village

Đáng chú ý là các điểm di tích, di sản dịp này cũng đón một lượng khách đáng kể. Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, chỉ tính trong ngày 1/5, có 13.418 lượt khách đến tham quan di tích, trong đó có 185/650 khách quốc tế đến Huế, doanh thu hơn 1,9 tỷ đồng.

Không riêng Huế mà hầu hết các tỉnh, thành phố ở miền Trung cũng có sự gia tăng tương tự về khách du lịch dịp nghỉ lễ vừa qua. Như Quảng Bình đón khoảng 115.000 lượt khách, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021; Đà Nẵng đón khoảng 254.000 lượt khách, tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước; Nha Trang đón khoảng 275.500 lượt khách, tăng 119% so với cùng kỳ năm trước… Các tỉnh, thành ở hai đầu đất nước cũng ghi nhận sự “bùng nổ” về lượng khách du lịch dịp nghỉ lễ kéo dài 4 ngày vừa qua. Và, điểm chung ở tất cả các điểm đến là đều ghi nhận sự trở lại của khách quốc tế, như ở Đà Nẵng, có đến 7.400 khách.

Tại Huế, dù lượng khách quốc tế chưa nhiều, song một vòng quanh thành phố dịp lễ, nhất là các khu vui chơi, giải trí về đêm, tôi cũng chứng kiến có khá nhiều khách Tây sử dụng các dịch vụ ở phố đi bộ Chu Văn An - Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu. Một số nhà hàng, quán ăn ở khu vực này cũng nhờ thế mà sôi động hẳn. Lao động có thêm việc làm, người dân có thêm doanh thu từ các dịch vụ đi kèm như lưu trú, hàng lưu niệm, taxi, xích lô…

Khi du lịch mở cửa trở lại từ giữa tháng 3 đến nay và nhất là khi tình hình dịch COVID-19 tạm ổn nhờ sự bao phủ của vắc-xin, có thể thấy, kinh tế, đời sống của người dân các địa phương dần sôi động trở lại. Các lễ hội và hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao được tổ chức nhiều hơn sẽ là điều kiện tốt để góp phần thu hút du khách. Đó cũng là một trong những lý do mà Ban tổ chức Festival Huế 2022 lần đầu tiên tổ chức festival bốn mùa, để lúc nào khách cũng có lý do đến Huế. Phương án này một lần nữa đã cho thấy hiệu quả khi chỉ mới ở lễ hội mở màn cho mùa du lịch biển “Thuận An biển gọi” đã hút một lượng khách đáng kể. Sắp tới, các chương trình chính của festival sẽ diễn ra trong cuối tháng 5 đầu tháng 6 dự kiến Huế sẽ đón một lượng khách rất lớn. Tiếp đó sẽ là các lễ hội về văn hóa, nghệ thuật, thể thao… phù hợp với mùa thu và mùa đông xứ Huế cũng hứa hẹn sẽ giúp Huế hút khách trong và ngoài nước các thời điểm đó.

Khách quay trở lại các điểm đến là tín hiệu đáng mừng của không riêng địa phương nào. Nó cũng cho thấy sự phục hồi về kinh tế và cả đời sống, thu nhập của người dân. Mặt khác, tâm lý chồn chân sau hơn hai năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch khiến nhu cầu xê dịch bùng nổ. Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 vừa qua có thể thấy gần như các điểm đến đều trong tình trạng “cháy” phòng. Các dịch vụ ăn uống đông đúc thực khách; bến xe, nhà ga các sân bay ùn ứ, tình trạng delay kéo dài nhiều giờ… gây phiền phức, mệt mỏi và bức xúc cho du khách.

Rõ ràng, xu hướng khách đi du lịch trở lại và sẽ tăng cao sau khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn là điều đã được dự báo. Song, dịp lễ vừa qua cũng cho thấy, dù đã có sự chuẩn bị nhưng khá nhiều điểm đến vẫn còn lúng túng trong khâu phục vụ. Các dịch vụ, sản phẩm vẫn chưa thực sự đầu tư có chiều sâu, còn thiếu tính chuyên nghiệp, bài bản… Thế nên, để đón và phục vụ khách du lịch tốt hơn, cần có sự chuẩn bị chu đáo hơn nữa, từ cơ sở vật chất, phương tiện và quan trọng nhất là yếu tố con người. Bởi từ số lượng khách đến Huế dịp này cho thấy, so với những địa phương có thế mạnh về du lịch, Huế vẫn còn thua xa. Ví như Quảng Bình, Huế chưa bằng một nửa, và chỉ bằng khoảng 1/5 so với Đà Nẵng...

TÂM HUỆ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Return to top