ClockThứ Sáu, 27/11/2020 21:22

“Dòng chảy tinh hoa” kích cầu du lịch liên vùng

TTH - Công tác quản lý Nhà nước, đầu tư nhân lực, phát triển sản phẩm, quảng bá xúc tiến... du lịch là những vấn đề được trao đổi tại Diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế) tại diễn đàn “Dòng chảy tinh hoa” được tổ chức tại Quảng Nam chiều 27/11.

Diễn đàn liên kết phát triển du lịch Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ diễn ra vào tháng 11/2020.Đoàn Presstrip "xuyên Việt" xây dựng tư liệu quảng bá du lịch Huế

UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tham quan gian hàng của đoàn Thừa Thiên Huế trưng bày bên lề diễn đàn

Diễn đàn có sự tham gia của hơn 300 đại biểu là lãnh đạo ban, bộ ngành trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài… Thừa Thiên Huế có UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tham dự.

Tạo sức mạnh từ liên kết

Diễn đàn nhằm liên kết tạo sản phẩm liên tuyến, liên vùng, giúp doanh nghiệp du lịch của các địa phương khai thác hiệu quả tiềm năng, tổ chức các chương trình kích cầu du lịch. Thông qua đó, thúc đẩy sự trao đổi thị trường khách giữa 2 đầu đất nước với vùng biển miền Trung giàu tiềm năng, sản vật, tăng lượng du khách nội địa giữa các địa phương. Sự liên kết này được xem là đòn bẩy tạo sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam với các nước trong khu vực khi thị trường du lịch quốc tế mở cửa trở lại khi COVID-19 vãn hồi.

Các doanh nghiệp ký kết hợp tác trước sự chứng kiến của các đại biểu tham dự diễn đàn

Đánh giá chung được các đại biểu tham dự diễn đàn nhận định, năm 2020, với dịch COVID-19 và thiên tai tại khu vực miền Trung, ngành du lịch ảnh hưởng rất nặng nề. Tuy nhiên, với sự lãnh, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các Bộ ngành và sự chung sức, đồng lòng của toàn thể Nhân dân đã đẩy lùi và kiểm soát được dịch bệnh, đưa hoạt động kinh tế - xã hội trở lại trạng thái bình thường mới.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Chủ tịch Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nhiệm kỳ 2019-2020 nói, trong điều kiện dịch bệnh trên thế giới còn diễn biến phức tạp, chưa mở cửa đối với khách du lịch quốc tế, thị trường du lịch nội địa được xem là điểm khởi đầu cần thiết và quan trọng để tái phục hồi, phát triển du lịch.

Diễn đàn liên kết phát triển du lịch là sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng, toàn diện trong quan hệ hợp tác giữa các tỉnh thành phố, các hiệp hội và các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy liên kết phát triển du lịch liên vùng Bắc–Trung–Nam, qua đó phục hồi, phát triển du lịch địa phương.

“Mục tiêu là phấn đấu tăng tỷ lệ khách du lịch, góp phần phục hồi phát triển ngành du lịch sau ảnh hưởng của dịch bệnh, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng nói riêng, cả nước nói chung”, ông Thanh nói.

Khơi dậy tiềm năng du lịch

Chia sẻ tại diễn đàn, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh cũng đưa ra những số liệu cho thấy, 10 tháng đầu năm 2020, tổng số du khách đến TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội giảm mạnh và các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, đòi hỏi cần phải triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để kích cầu du lịch nội địa, đặc biệt là liên kết phát triển để khơi dậy tiềm năng của ngành du lịch.

Thực tiễn đã chứng minh, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và 5 tỉnh miền Trung rất giàu tiềm năng du lịch, mỗi địa phương đều có những thế mạnh riêng về du lịch. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh với điểm nhấn là du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, sự kiện, du lịch mua sắm, ẩm thực, giải trí và văn hoá; TP. Hà Nội với thế mạnh là du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái; 5 tỉnh miền Trung với thế mạnh là du lịch văn hóa - di sản, du lịch ẩm thực, du lịch biển đảo.

Với các thế mạnh nêu trên, cùng với những dư địa hiện có, chúng ta có đủ khả năng để phục hồi ngành du lịch. Trong đó, Diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là một trong số nhiều giải pháp để hiện thực điều đó.

“TP. Hồ Chí Minh cam kết đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện các hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa TP. Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đi vào thực chất, hiệu quả, mang lại lợi ích cao nhất. Đồng thời sẽ tập trung gắn kết các nội dung liên kết với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong quá trình triển khai các nội dung liên kết giữa TP. Hồ Chí Minh với các vùng đã liên kết, góp phần thúc đẩy du lịch nội địa phát triển”, ông Liêm khẳng định.

Theo ông Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Hà Nội sẽ tích cực phối hợp với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung triển khai các chương trình kích cầu. Mỗi năm thành phố này dự kiến có 5 triệu người đi du lịch và Hà Nội sẽ hỗ trợ để lượng khách này tới các tỉnh miền Trung.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Văn Hùng, UVTƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, ủng hộ những cam kết, nội dung phối hợp giữa TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội và 5 tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Theo ông Hùng, khi phát triển, muốn bền vững thì không có con đường khác là phải phối hợp với nhau, liên kết, liên doanh và không thể dừng lại ở trong hoạt động một ngành đơn lẻ. Đặc biệt, với ngành du lịch, đây là xu hướng tất yếu bởi vì du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang đậm dấu ấn văn hoá, du lịch không chỉ bó hẹp trong một không gian, phạm vi của một địa giới hành chính mà trải rộng, kết nối không bị chi phối. Muốn vậy, phải liên kết, phải kết nối.

Tại diễn đàn, nhiều ký kết hợp tác du lịch giữa các địa phương, các doanh nghiệp với nhiều chương trình kích cầu, các sản phẩm tour, tuyến du lịch khuyến mãi… đã diễn ra.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô

Huế sở hữu những con đường xanh và nhiều “công viên xanh”. Điều này khiến du khách gần xa mỗi khi đến Huế điều có cảm giác thư thái, dễ chịu, tận hưởng không gian xanh mát giữa lòng thành phố, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng oi bức.

Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Huế tạo bức tranh lớn về du lịch

Tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách quốc tế cũng như sự ghi nhận của báo chí và những tổ chức du lịch uy tín hàng đầu thế giới, mở ra cơ hội để Huế tạo được một bức tranh lớn về du lịch. Du lịch Huế 2024 và những năm tiếp theo sẽ là những gam màu sáng.

Huế tạo bức tranh lớn về du lịch
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

TIN MỚI

Return to top