ClockThứ Hai, 29/07/2019 14:45

Du lịch vẫn còn nhiều nỗi lo

TTH.VN - Những con số trong phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian qua là dấu hiệu tốt. Thế nhưng thực tế, khi các địa phương ngồi lại với nhau trong dịp sơ kết 6 tháng đầu năm 2019, đã “mổ xẻ” rất nhiều nỗi lo, và những nỗi lo ấy được xem như là rào cản trong câu chuyện phát triển ngành du lịch không khói.

Giữ môi trường du lịch lành mạnhPhạt 1 triệu đồng lái xe xích lô vì “chặt chém” kháchQuyết liệt, đồng bộ và nhân vănHướng đến trong lành môi trường du lịchGiải quyết từ gốcXử lý mạnh tình trạng ăn xin, đeo bám

Hoạt động du lịch vẫn tiềm ẩn phức tạp

Được xem là “linh hồn” du lịch toàn tỉnh, TP. Huế đóng một vai trò đầu tàu khi đây là khu vực tập trung hệ thống di sản, với các lễ hội diễn ra quanh năm, thu hút lượng khách rất lớn trong và ngoài nước. Ông Trần Song, Phó Chủ tịch UBND TP. Huế cho rằng, du lịch là lĩnh vực kinh tế mở, mang tính dịch vụ và tính xã hội cao. Vì thế việc tăng cường, đảm bảo an ninh, trật tự để Huế trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, thân thiện và an toàn luôn được đảm bảo.

Tuy nhiên, hoạt động du lịch trên địa bàn TP. Huế thời gian qua còn tiềm ẩn phức tạp. Điển hình hoạt động kinh doanh lưu trú ngày càng phát triển với nhiều hình thức, nhất là homestay đang có chiều hướng nở rộ, gây khó khăn trong công tác quản lý lưu trú, tình trạng chậm trễ trong việc khai báo giấy tờ tùy thân của khách vẫn còn diễn ra.

Thời gian qua nạn chèo kéo, ăn xin, lừa đảo ở các điểm tham quan vẫn còn tiếp diễn

Cũng theo ông Song, vẫn còn rất nhiều vi phạm ở một số cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch như vệ sinh môi trường, chống cháy nổ. Nạn trộm cắp tài sản của khách du lịch, nạn "chặt chém" tuy được kiểm soát nhưng vẫn còn diễn ra.

Trước tình cảnh đó, TP. Huế đề nghị cần mạnh tay siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, khi cấp phép phải đảm bảo các điều kiện đặt ra, nhất là điều kiện phòng cháy chữa cháy, bến bãi đỗ phương tiện. Tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giám sát, quản lý nhà nước, và đảm bảo an ninh trật tự phục vụ du lịch. Cùng với đó, khi quy hoạch phát triển đô thị Huế, nhất là quy hoạch phát triển du lịch phải được tính toán kỹ lưỡng từ quỹ đất, không gian cho đến địa điểm dịch vụ mang tính chiến lược lâu dài.

Còn với A Lưới, ngành du lịch được xem phát triển chậm hơn nhưng cũng đã ghi dấu ấn khi thời gian qua đã có rất nhiều tour, tuyến đưa du khách đến với huyện vùng cao này. Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện A Lưới nói rằng, địa phương vẫn còn lưu giữ khá nguyên vẹn sắc màu văn hóa. Những năm gần đây huyện và nhiều tổ chức xã hội đã hỗ trợ rất đắc lực để thúc đẩy du lịch, điều này được chính minh có rất nhiều sự kiện lễ hội diễn ra, lượng du khách trong và ngoài nước tìm tới.

Tuy nhiên khó khăn với du lịch A Lưới khi mà sản phẩm du lịch cộng đồng vẫn mang tính tự phát, chưa tổ chức bài bản. Hình thức hoạt động mới chỉ mang ý nghĩa tham quan, chưa đạt được mục đích nâng cao nhận thức, giáo dục môi trường và cảm nhận nét đặc sắc trong văn hóa cộng đồng bản địa.

Các làng du lịch văn hóa cộng đồng và homestay hoạt động theo kiểu nhỏ lẻ, tự phát, thiếu chuyên nghiệp, đầu tư chưa bài bản dẫn đến người dân khi làm du lịch phụ thuộc vào các doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên. “Cộng đồng địa phương tham gia du lịch thiếu tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức và hạn chế ngoại ngữ. Ngoài ra, sự gắn kết giữa văn hóa với phát triển du lịch còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, quảng bá thông tin xúc tiến du lịch chưa được thực hiện thường xuyên”- bà Thêm chia sẻ.

 Đẩy mạnh kiểm tra

Với vai trò người đứng đầu ngành du lịch, ông Lê Hữu Minh – Quyền Giám đốc Sở Du lịch cho rằng, chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch còn thấp do chưa có chiến lược đầu tư đồng bộ. Hình ảnh đặc trưng, nổi trội cho sản phẩm của du lịch chưa được khai thác và phát huy hiệu quả, một số sản phẩm du lịch truyền thống thiếu sức cạnh tranh do chưa nâng cao chất lượng dịch vụ, quản lý chất lượng dịch vụ, quản lý kinh doanh bất cập, làm giảm sức thu hút du lịch, đầu tư so với một số địa phương trong vùng và cả nước.

Các doanh nghiệp đầu tư, khai thác phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh còn mỏng, quy mô doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành, dẫn đến năng lực khai thác còn hạn chế về thu hút khách cũng như phát triển các sản phẩm mới.

Sở Du lịch cho hay sẽ hoàn chỉnh bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm du lịch nhằm khảo sát, đánh giá sản phẩm du lịch tại các địa phương và TP. Huế 

Môi trường du lịch đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định. Tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra tại một số điểm di tích, các bãi biển, nạn chèo kéo, ăn xin, lừa đảo ở các điểm tham quan vẫn còn tiếp diễn. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh, an toàn cho du khách tại các điểm du lịch sinh thái sông hồ, suối thác đã được khắc phục nhưng vẫn chưa đảm bảo. Các cụm, điểm du lịch tự phát không theo quy chuẩn gây ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung cho du lịch tỉnh nhà.

Cũng theo ông Minh, công tác xã hội hoá trong phát triển du lịch vẫn còn hạn chế do sự đóng góp từ các doanh nghiệp du lịch chưa nhiều, đặc biệt hạn chế nguồn lực trong khâu xúc tiến quảng bá, do đó hiệu ứng cho công tác này vẫn chưa phát huy hiệu quả. Sự phối hợp giữa các ngành, đơn vị liên quan trong việc triển khai một số lĩnh vực, hoạt động phát triển du lịch chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.

Để khắc phục tình trạng nói trên, thời gian tới, sở sẽ đẩy mạnh kiểm tra hoạt động hướng dẫn viên và tình hình môi trường du lịch tại các điểm du lịch trên địa bàn. Song song với đó, kiểm tra hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về việc chấp hành quy định pháp luật nhà nước.

Ngoài ra, hoàn chỉnh bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm du lịch nhằm khảo sát, đánh giá sản phẩm du lịch tại các địa phương và TP. Huế để có cơ sở trong việc quảng bá, giới thiệu đúng chất lượng sản phẩm du lịch đến với du khách trong nước và quốc tế; xác định thị trường phù hợp để phục vụ cho công tác xúc tiến, đón các đoàn khách.

Nghiên cứu mở các đường bay quốc tế đến Huế

Trước tình hình phát triển du lịch như hiện nay, Sở Du lịch đề nghị Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan tiếp tục rà soát, đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án du lịch để sớm đưa vào hoạt động một số dự án phục vụ khách du lịch; nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch.

Ngoài ra, tiếp tục chỉ đạo các ngành liên quan nghiên cứu mở các đường bay quốc tế đến Huế, đặc biệt chú trọng nghiên cứu mở đường bay trực tiếp Huế đến các thị trường Hàn Quốc, Nhật; tăng tần suất, điều chỉnh giờ bay phù hợp đến Huế.

Hiện nay, Nghị quyết quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 đã được ban hành, sở cũng đề nghị các địa phương căn cứ các nội dung hỗ trợ của Nghị quyết chủ động đề xuất các hạng mục đầu tư hạ tầng, lưu trú, sản phẩm, dịch vụ... đăng ký hỗ trợ trong năm 2020.

Bài, ảnh: Phan Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Âm nhạc “bắt tay” du lịch

Du lịch âm nhạc đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển ở nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, xu hướng thưởng thức âm nhạc kết hợp với du lịch đang dần được công chúng đón nhận và Huế đã có nhiều động thái để phát triển loại hình du lịch này.

Âm nhạc “bắt tay” du lịch
Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

TIN MỚI

Return to top