ClockThứ Ba, 01/08/2023 06:45

Giải bài toán tăng thời gian lưu trú khách du lịch

TTH - Mặc dù du lịch Huế đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19 với lượng khách trong nước và quốc tế cùng doanh thu từ du lịch đều tăng, nhưng trăn trở khách lưu trú thấp khi đến Huế vẫn còn là nỗi lo. Làm sao để thu hút và “giữ chân” khách ở lại Huế là bài toán đặt ra trước mắt.

Cơ hội mới cho du lịchKhách quốc tế lưu trú thấp khi đến HuếMôi trường cho du lịch Huế

leftcenterrightdel
Tăng thời gian lưu trú của khách là mong muốn của ngành du lịch Thừa Thiên Huế 

Nỗi lo “giữ” khách

Số liệu công bố của Cục Thống kê Thừa Thiên Huế cho thấy, trong tháng 6/2023 du lịch Thừa Thiên Huế đón 290.853 khách du lịch, trong đó 56.723 khách quốc tế. Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ là 144.522 lượt, trong đó khách quốc tế là 30.459 lượt. Số liệu trên cho thấy, bình quân cứ hơn 2 khách đến Huế thì có 1 khách có lưu trú. Đối với khách quốc tế, cứ gần 1,9 khách đến Huế thì có 1 khách lưu trú tại Huế.

Trong tháng 7/2023, lượng khách đến Huế ước đạt cao hơn với 299.861 lượt, trong đó khách quốc tế là 51.952 lượt. Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ có tăng, khoảng 165.861 lượt; trong đó, khách quốc tế là 31.952 lượt. Khách tăng, nhưng nỗi lo “giữ chân” khách chưa giảm bởi nếu so sánh với cách tính trên thì tỷ lệ khách lưu trú ở Huế chưa thể tăng lên cao.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch trăn trở: “Nếu như khoảng 10 năm trước, bình quân thời gian lưu trú của khách khoảng 2 ngày thì hiện nay, con số này chỉ đạt gần 1,8 ngày”.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Theo ông Phúc, hiện nay rất nhiều tỉnh, thành đều đầu tư, phát triển du lịch để hút khách nên lượng khách bị chia sẻ. Mặt khác, chính sách visa lâu nay vẫn là “nút thắt” khiến khách quốc tế, đặc biệt là khách châu Âu không thể ở lại dài ngày.

Khó khăn trên là câu chuyện chung của du lịch cả nước. TS. Phạm Trung Lương, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cho rằng, câu chuyện visa những năm qua là một yếu tố rất quan trọng, đã tồn tại trong thời gian rất dài. Chính sách như trước đây là chỉ miễn visa cho hai mươi mấy nước và chỉ có 15 ngày, ảnh hưởng thời gian lưu trú của khách.

Ngoài các nguyên nhân trên, sản phẩm du lịch để trải nghiệm, sự đặc thù, khác biệt với các quốc gia khác, yếu tố về môi trường du lịch, văn hóa; tiện ích ở điểm đến bao gồm thủ tục di chuyển, chi phí về thời gian... cũng là yếu tố tác động lựa chọn điểm lưu trú của khách.

leftcenterrightdel
 Khách du lịch đến Huế tham quan, trải nghiệm

Một thực tế là du lịch Huế vẫn thiếu dịch vụ lưu trú cao cấp. Xu hướng du lịch là người dân ngày càng lựa chọn dịch vụ lưu trú cao cấp, nhưng Huế lại đang thiếu nghiêm trọng. Đây là khó khăn đã tồn tại trong thời gian dài. Tính đến cuối tháng 12/2022, trên địa bàn tỉnh có 853 cơ sở lưu trú, với 13.176 phòng và 21.240 giường, trong đó có 205 khách sạn với 8.259 phòng và 13.819 giường. Số khách sạn từ 3 - 5 sao có 27 cơ sở với 3.404 phòng, 5.618 giường trên tổng số 46 khách sạn có sao với 3.963 phòng và 6.580 giường, chiếm 30,07% trên tổng số phòng. Nhiều năm qua, số khách sạn từ 3 - 5 sao tại Huế dường như không thay đổi. Quỹ phòng trong hệ thống các cơ sở lưu trú không quá lớn, gây khó về tính cạnh tranh với các địa phương về mặt giá và cũng thường xuyên thiếu phòng dịp lễ, giai đoạn cao điểm.

Khảo sát với nhiều vị khách, nhiều người chia sẻ thêm nguyên nhân ít ở lại dài ngày tại Huế. Chị Trần Thị An Nhiên, một du khách Hà Nội chia sẻ: “Đến Huế có quá nhiều điểm tham quan, đồ ăn ngon và rẻ. Nhưng dịch vụ vui chơi, giải trí đúng nghĩa còn quá ít. Chẳng hạn như về Phú Lộc, tắm biển và tham quan rất hay, nhưng ở lại đêm thì buồn”.

Chủ động thay đổi

Dịch vụ lưu trú là một trong ba lĩnh vực quan trọng nhất của du lịch, cùng với lữ hành và vận chuyển. Chỉ khi thu hút và “giữ chân” được du khách, mới tạo được nguồn thu lớn từ du lịch. Điều này đồng nghĩa, ngành du lịch nói chung, các đơn vị liên quan nói riêng cần phải có giải pháp cấp thiết hơn.

Tin vui cho ngành du lịch là Quốc hội vừa đồng ý kéo dài thời hạn thị thực (visa) điện tử từ 30 ngày lên 90 ngày. Đồng thời, nâng thời hạn tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2023. Chính sách này sẽ mở ra nhiều cơ hội để ngành du lịch thu hút khách quốc tế, tăng khả năng lưu trú và chi tiêu của du khách.

Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc cho rằng, từ thuận lợi trên, ngành du lịch tỉnh cùng các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan cần chủ động thay đổi, tìm các giải pháp để đón đầu. Trong đó, cần có thêm các sản phẩm du lịch đặc sắc, bổ sung các sản phẩm du lịch thành chuỗi dịch vụ du lịch của tỉnh nhà và liên kết các địa phương để tạo ra các sản phẩm lưu trú trải nghiệm dài ngày.

Muốn giữ khách ở lại lâu, cần sự hợp lực của nhiều đơn vị. Các đơn vị, doanh nghiệp, điểm du lịch cộng đồng cần chú trọng tạo thêm các dịch vụ về đêm. Đơn vị lữ hành cần có thêm các sản phẩm, đưa vào chương trình tour. Các đơn vị lữ hành, cơ sở lưu trú cũng cần sử dụng thông tin quảng bá của Sở Du lịch để tăng thêm các trải nghiệm cho khách.

Một giải pháp nữa là cần cố gắng có thêm các sản phẩm đặc trưng khác gắn với thế mạnh của tỉnh nhà. Trong đó, cần tận dụng lợi thế bề dày truyền thống về y học bao gồm cả Đông y và Tây y với nguồn nhân lực y tế mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng để đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp khám, chữa bệnh - du lịch chăm sóc sức khỏe.

Ngoài ra, trước áp lực cạnh tranh, vấn đề thu hút đầu tư vào lĩnh vực lưu trú vẫn là giải pháp ưu tiên hàng đầu bằng các cơ chế, chính sách, giải quyết thủ tục nhanh cho nhà đầu tư.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải bài toán ùn tắc giao thông giờ cao điểm

Gần đây, tình trạng ùn tắc giao thông (UTGT) thường xuyên xảy ra trên địa bàn TP. Huế, nhất là vào giờ cao điểm. Đây là vấn đề mà các cơ quan chức năng tỉnh đã và đang tính đến. Vậy đâu là giải pháp giải quyết căn cơ vấn nạn này?

Giải bài toán ùn tắc giao thông giờ cao điểm
Giải bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp

Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi và phát triển nhanh sau đại dịch COVID-19, Việt Nam đang đứng trước cơ hội hiếm có để tạo ra nhiều việc làm tốt hơn, giúp tăng năng suất và nâng tầm kỹ năng lao động trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, tình trạng thiếu lao động, công nhân ở nhiều lĩnh vực trong các khu công nghiệp trên cả nước lại khiến doanh nghiệp hết sức chật vật.

Giải bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp
Giải bài toán tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), môi trường là một trong năm tiêu chí khó thực hiện nhất, với nhiều nguyên nhân từ cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính, lẫn ý thức người dân… Đó cũng là lý do đến nay chỉ có khoảng 50% số xã trên toàn tỉnh đạt tiêu chí này.

Giải bài toán tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Chuyên du lịch Nhật Bản giá tốt
Return to top