ClockChủ Nhật, 15/07/2018 07:50

Giữ khách cho Huế

TTH - Nếu đúng như con số mà Sở Du lịch Thừa Thiên Huế công bố, thì du lịch Huế trong 6 tháng đầu năm 2018 đã có bước tăng trưởng hết sức ngoạn mục. Lượng khách đến Huế tăng 36,36%, trong đó khách quốc tế tăng đến 65,98%; doanh thu tăng 31,79%. Những con số tỷ lệ tính đến hàng số lẻ cho chúng ta một niềm tin nhất định nào đó về việc thống kê. Tuy nhiên, khi tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này và đối chiếu với một vài công bố khác, chúng ta lại thấy có điều gì đó còn “ngờ ngợ”.

93% khách quốc tế hài lòng và rất hài lòng về chuyến du lịch Việt NamTìm hiểu kỹ khi đặt tour du lịch hèKhách quốc tế đến Huế 6 tháng đầu năm tăng gần 66%Thêm sản phẩm cho du lịch

Khám phá Huế bằng xích lô. Ảnh: Hoàng Hải

Đặt vấn đề về mức độ tin cậy của con số nêu trên là vì, dường như có một “độ vênh” nào đó trong các nguồn tin. Trong khi Sở Du lịch cho biết, lượng khách quốc tế đến Huế trong 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1,01 triệu lượt thì trong nguồn tin từ Tổng cục Du lịch cho biết, lượng khách quốc tế vào thăm quần thể di tích Huế đạt 1,195.450 lượt. Sao khách quốc tế đến Huế thì ít mà lại đi thăm quần thể di tích Cố đô Huế lại nhiều hơn? Tương tự, so sánh 2 nguồn tin nêu trên, một bên cho biết lượng khách nội địa đến Huế đạt 1,37 triệu lượt khách, trong khi khách vào thăm quần thể di tích Cố đô Huế chỉ đạt 548.947 lượt.

Trước khi trao đổi vấn đề này, có lẽ cần thống nhất một cách nghĩ, đó là, khách du lịch đến Huế nhưng không vào thăm quần thể di tích Cố đô Huế là không có gì mâu thuẫn. Nhưng khi đặt ngược vấn đề: hệ thống di tích Cố đô Huế là trọng tâm của du lịch Huế. Vấn đề gây nên sự ngợ ngợ đó chính là khi khách du lịch đến Huế, họ không vào thăm hệ thống di tích Huế thì họ đi đâu? Nếu họ không vào thăm di tích Huế thì có mấy trường hợp sau: Cũng có thể du khách đến Huế để nghỉ dưỡng, mà tập trung nhiều nhất là du lịch nghỉ dưỡng biển. Cũng có thể là khách đến dự các hội nghị… và vô vàn lý do riêng tư khác. Tuy nhiên có một lượng khách rất lớn, đến hơn một nửa đến Huế mà không thăm các di tích Huế, thì e rằng khó thuyết phục người đọc.

Sự phát triển của du lịch nói chung và du lịch Huế nói riêng là sự tăng trưởng về nhiều mặt, trong đó lượng khách chỉ là một khía cạnh. Nhưng đây là khía cạnh quan trọng, vì nó đưa ra một bức tranh mà các nhà đầu tư có thể dựa vào đó để phân tích, đánh giá, dự đoán tình hình và có thể liên quan đến các quyết định đầu tư vốn và mở rộng các loại hình dịch vụ du lịch. Càng đánh giá đúng tình hình thực tế càng có các quyết định đầu tư đúng. Và như vậy, hiệu quả đồng vốn bỏ ra sẽ đạt được cao hơn.

Ngoài vấn đề về số liệu nói trên, có một vấn đề về sức hấp dẫn của du lịch Huế có lẽ cũng cần xem xét và đánh giá đúng. Chúng ta nói nhiều về tiềm năng, thế mạnh của du lịch Huế, thậm chí là sức hấp dẫn của du lịch Huế, nhưng có một điều lạ là, theo thống kê của Sở Du lịch, thì khách đến Huế mà không ở lại nhiều như kỳ vọng. Nói chính xác là họ đến Huế rồi “vội vàng” đi. Sáu tháng đầu năm 2018, ước lượng khách đến Huế đạt 2,38 triệu lượt. Trong khi đó khách lưu trú chỉ đạt 1,08 triệu lượt, nghĩa là chưa bằng một nửa lượng khách đến Huế. Điều gì làm cho họ vội vàng đi như vậy? Phải chăng Huế chưa thật sự đủ sức hấp dẫn du khách? Hay là có những vùng du lịch khác đang cạnh tranh quyết liệt với Huế về sức hút? Hay các loại hình dịch vụ du lịch của chúng ta chưa phong phú, chưa ngang tầm? Môi trường du lịch còn có điều gì đó cần phải điều chỉnh, cải thiện… Tất cả những câu hỏi nêu trên cần có những phân tích, đánh giá để có câu trả lời xác đáng. Từ đó chúng ta mới có giải pháp tốt, sát đúng thực tế để đưa du lịch Huế phát triển một cách bền vững.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Return to top