ClockThứ Bảy, 30/06/2018 13:00

Thêm sản phẩm cho du lịch

TTH - Cố đô Huế là vùng đất giàu di sản văn hóa và tiềm năng du lịch lớn; tuy nhiên, vẫn cần có thêm nhiều ý tưởng mới mẻ để phát huy giá trị di sản và khai thác du lịch ở mức cao hơn.

Bồi dưỡng pháp luật kinh doanh dành cho doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịchKhám phá Huế bằng “hộ chiếu du lịch”

Du khách tham quan Đại Nội. Ảnh: T.Thủy

Đầu tháng 7/2018, Đại Nội Huế tiếp tục được mở cửa về đêm để phục vụ du khách và người dân tham quan. Đây là một chương trình đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế triển khai từ tháng 4/2017 và nhận được phản hồi tích cực của du khách sau gần nửa năm thực hiện. Tuy nhiên, để đánh giá và hoàn thiện chất lượng, trung tâm quyết định dừng chương trình.

Lần trở lại này, chương trình Đại Nội về đêm có tên là “Âm sắc Hoàng cung” hứa hẹn sẽ ấn tượng và hấp dẫn hơn so với trước đây với nhiều ý tưởng mới, trong đó đáng chú ý là ngoài việc giữ lại những nội dung cũ đặc sắc, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ khai thác không gian Nhà hát Duyệt Thị Đường để giới thiệu, phát huy nhã nhạc cung đình, cũng như nghiên cứu để đưa một số nội dung trong chương trình “Văn hiến kinh kỳ”, từng là điểm nhấn ấn tượng tại Festival Huế 2018 vào biểu diễn. Thuận lợi lớn trong lần mở cửa này là không gian bên ngoài Đại Nội đã trở nên lung linh, huyền ảo hơn trước rất nhiều do hệ thống điện chiếu sáng nghệ thuật cột cờ Phu Văn Lâu và công viên khu vực xung quanh Hoàng Thành đã được một doanh nghiệp tài trợ lắp đặt. 

Dự án đường đi bộ ven sông Hương đang được đẩy nhanh tiến độ thi công và dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2018 với hệ thống điện chiếu sáng nghệ thuật được đơn vị thiết kế quan tâm nghiên cứu khá kỹ, nhằm bảo đảm kiến trúc này sẽ trở thành một điểm nhấn ấn tượng về đêm bên dòng sông Hương. Mới đây, UBND TP. Huế quyết định đầu tư 10 tỷ đồng lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng mới cho cầu Trường Tiền, thay thế hệ thống điện chiếu sáng được sử dụng từ năm 2001 đã xuống cấp và lỗi thời.

Du khách xem biểu diễn nghệ thuật tại chương trình Đại Nội về đêm. Ảnh: Phan Thành

Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Huế Nguyễn Việt Bằng cho biết, hệ thống điện chiếu sáng nghệ thuật được lắp đặt lần này không chỉ quan tâm trang trí bên ngoài mà còn lắp đặt bên trong lòng cầu với mục đích đưa cầu Trường Tiền thành cầu đi bộ trong thời gian tới. Với công nghệ hiện đại, kịch bản chiếu sáng cho cầu Trường Tiền sẽ được thiết lập đa dạng và sống động hơn, chắc chắn tạo ra ấn tượng và làm nổi bật biểu tượng kiến trúc này trong không gian chung về đêm của Huế.

Sau hơn 9 tháng đi vào hoạt động, phố đi bộ Phạm Ngũ Lão- Võ Thị Sáu- Chu Văn An đang dần được định hình, ngày càng mở rộng với các tuyến đường hướng đến một khu phố nhộn nhịp các hoạt động sinh hoạt giao lưu của người dân và du khách về đêm. Cùng với cầu Trường Tiền, đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu (sắp được chỉnh trang), đường đi dạo ven sông Hương, dự án mở rộng, nâng cấp cầu Phú Xuân (dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2018) sẽ tạo ra sự kết nối liên hoàn và cộng hưởng với không gian “Hoàng cung về đêm” trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo và riêng có của Huế, nhằm thu hút và giữ chân du khách lưu lại lâu hơn với Cố đô Huế.

Thanh Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Return to top