ClockThứ Hai, 31/12/2018 09:05
FESTIVAL NGHỀ TRUYỀN THỐNG HUẾ 2019:

Hướng đến một lễ hội có chất lượng

TTH - Festival Nghề truyền thống Huế (NTTH) 2019 sẽ có sự tham gia của trên 300 nghệ nhân, 63 cơ sở nghề và làng nghề trong và ngoài nước.

Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ VIII sẽ diễn ra từ ngày 26/4- 2/5/2019Dự thảo phương án tổ chức Festival chuyên đề Huế 2019

Cơ hội cho làng nghề 

Sau 3 lần tham gia Festival NTTH từ năm 2013, cái được lớn nhất mà nghệ nhân hoa giấy Thanh Tiên Thân Văn Huy cảm nhận là sự hồi sinh và phát triển của các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.

Qua các kỳ Festival, nghệ nhân và những người thợ có cơ hội phô diễn tài năng, tạo động lực để thiết kế và cho ra đời nhiều mẫu mã mới để sản phẩm làng nghề được quảng bá đến du khách.

Theo nghệ nhân Thân Văn Huy, từ chỗ chỉ tiêu thụ trong tỉnh và một số thành phố trong nước, từ năm 2013, thông qua các kỳ Festival, sản phẩm của cơ sở đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tháng 7/2018, cơ sở vinh dự được mời tham gia triển lãm và thao diễn nghề tại TP. Thượng Hải (Trung Quốc) và ký kết một số hợp đồng kinh tế sau các kỳ lễ hội.

Đối với HTX Mây tre đan Bao La, Festival NTTH đã mở ra cho làng nghề truyền thống này cơ hội ký kết, đưa sản phẩm đến các thị trường lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Nam và xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Nhật Bản.

“Năm nào có Festival thì chúng tôi huy động hàng trăm nhân công làm sản phẩm để trưng bày. Dù chỉ diễn ra vài ngày nhưng có hàng ngàn sản phẩm lớn nhỏ được tiêu thụ, với doanh số bán hàng đạt hàng trăm triệu đồng”, Giám đốc HTX Mây tre đan Bao La,  ông Võ Văn Dinh cho hay.

Đèn lồng Huế góp mặt tại Festival nghề

Không chỉ thành công ở khâu tổ chức, quảng bá thương hiệu, Festival NTTH là dịp để các nghệ nhân đem hết tài năng, trí tuệ và tinh hoa của nghề, tạo nên những sản phẩm độc đáo. Theo đó, nhiều sản phẩm du lịch ra đời qua các kỳ lễ hội, trong đó Tịnh Tâm kim cổ và Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn là hai trong số nhiều sản phẩm văn hóa - du lịch đã ra đời và thu hút khách.

Dưới góc nhìn của Phó Chủ tịch UBND TP. Huế Nguyễn Đăng Thạnh, hiệu ứng mà các kỳ Festival NTTH mang lại không chỉ dừng lại ở việc gìn giữ, bảo tồn, phát triển nghề truyền thống và tôn vinh nghệ nhân mà lớn hơn đó là đưa sản phẩm làng nghề Huế đến với bạn bè quốc tế.

Sau Festival NTTH lần thứ 3, lần đầu tiên, sản phẩm dệt zèng A Lưới được giới thiệu tại Nhật Bản trên sân khấu thời trang. Diều Huế có mặt tại Festival diều ở Pháp và mới đây, 3 ngành nghề gồm điêu khắc gỗ, pháp lam và phục dựng trang phục áo dài của Huế đã tham gia triển lãm tại TP. Cheongju (Hàn Quốc).

Nhiều nét mới

Với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”, Festival NTTH lần thứ 8 sẽ diễn ra từ ngày 26/4-2/5/2019 gắn kết với nhiều sự kiện lịch sử, văn hóa có ý nghĩa.

Trọng tâm của festival nghề lần này là không gian giới thiệu sản phẩm của các nghề, làng nghề truyền thống Huế và các tỉnh, TP trong cả nước, làng nghề quốc tế như: kim hoàn, thêu, pháp lam, chạm khảm, đúc đồng, mộc mỹ nghệ, trúc chỉ, dệt zèng, gốm, mây tre, ẩm thực của các làng nghề nổi tiếng trong cả nước (Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Giang, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Huế...).

Ngoài các chương trình khai mạc, bế mạc, lễ hội áo dài, Festival NTTH 2019 duy trì không gian thao diễn nghề, trưng bày sản phẩm các làng nghề, lễ tế tổ bách nghệ và lễ rước tôn vinh nghề, lễ hội ẩm thực, bình chọn sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sản, các hoạt động văn hóa nghệ thuật cộng đồng...

Điểm mới của kỳ Festival này là không gian giới thiệu những sản phẩm từ sen như dệt tơ sen của nghệ nhân Phan Thị Thuận (Hà Nội), trà sen, tranh sen, nón lá sen, khăn sen, quạt sen... của các nghệ nhân Huế, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Tháp. Ngành y học cổ truyền vốn là đặc trưng của Huế, tại Festival NTTH 2019 sẽ được giới thiệu, quảng bá.

Phó Chủ tịch UBND TP. Huế, Phó Trưởng ban tổ chức Festival NTTH 2019, ông Nguyễn Đăng Thạnh cho rằng, sen là sản phẩm có tiếng ở Huế, gắn với truyền thống trồng sen từ hàng trăm năm, để lại dấu ấn sâu sắc trong đời sống văn hóa của người Huế. Qua Festival 2019, du khách sẽ biết đến sen Huế nhiều hơn, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị sen Huế thông qua các sản phẩm chế biến từ sen. Đồng thời đưa ngành đông y vào festival nhằm giới thiệu những kỹ thuật và phương pháp khám, bốc thuốc và chữa bệnh bằng thuốc đông y để quảng bá di sản y học cổ truyền vốn đặc trưng của Huế.

Không gian tổ chức các hoạt động tại Festival NTTH 2019 ngoài khu vực bờ Nam sông Hương như mọi năm, sẽ trải dài từ đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, đường dạo bộ ven sông Hương kéo dài đến trục không gian văn hóa đường Lê Lợi, khu vực Cửa Ngăn và các công viên hai bờ sông Hương. Trong đó, ban tổ chức bố trí một không gian đi bộ và cảnh quan với đường đi bộ trên sông Hương, hệ thống đường đi bộ bờ Nam sông Hương kết nối với bờ Bắc sông Hương cùng phố đi bộ Chu Văn An - Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu, tạo không gian nên thơ trải dài dọc bờ sông Hương với nhiều hoạt động hấp dẫn trong ngày hội festival. Nơi đây sẽ hội tụ các không gian sen, lụa, áo dài, không gian nghề đông y, lồng đèn, diều, lễ hội áo dài, ẩm thực…

Ông Nguyễn Đăng Thạnh kỳ vọng, thông qua các hoạt động tại Festival NTTH 2019, mục đích mà UBND TP. Huế hướng đến là tiếp tục tổ chức một lễ hội quy mô, có chất lượng, hiệu quả, tầm cỡ quốc gia và mang yếu tố quốc tế, góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh TP. Huế; phát huy thương hiệu và vị thế của Huế - TP Festival; góp phần tích cực vào việc thực hiện có hiệu quả các chủ trương của tỉnh và thành phố về khôi phục, hỗ trợ và phát triển ngành nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu.

THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top