ClockThứ Sáu, 15/02/2019 21:48

Miền Trung không chỉ có du lịch là thế mạnh

TTH - Chiều 15/2, Hội đồng Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) tổ chức hội nghị giao ban nhằm đánh giá một số hoạt động và thông qua một số nhiệm vụ, kế hoạch chính của Hội đồng vùng nhiệm kỳ 2019 - 2020.

Huế trở thành đối tác chiến lược với nhiều doanh nghiệp lớn19 tỉnh, thành phố tham gia Hội nghị “Phát triển du lịch miền Trung - Tây Nguyên”

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tại hội nghị

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự và chỉ đạo hội nghị. Hội nghị giao ban còn có sự tham dự của các Ủy viên  BCH TW Đảng, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong Vùng KTTĐMT.

GRDP toàn vùng đạt mức cao

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội đồng Vùng KTTĐMT nhiệm kỳ 2017 - 2018 cho biết, tăng trưởng kinh tế của vùng đang duy trì ổn định, tốc độ tăng trưởng GRDP toàn vùng trong năm 2018 tăng khoảng 7,7% so với năm 2010, cao hơn mức tăng của cả nước là 7,08%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực sang dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp. Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp và phát triển. Ngành du lịch tăng trưởng tốt, tiếp tục khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của toàn vùng. Các vấn đề xã hội từng bước được giải quyết. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện…

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế bên lề hội nghị

Đến nay, Vùng KTTĐMT đã hình thành chuỗi 7 đô thị lớn là: Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Vạn Tường, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và các trung tâm du lịch, dịch vụ, thương mại. Có 4 khu kinh tế đang phát triển trải dài trên 609km bờ biển là: Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Khu công nghiệp mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất và Khu kinh tế Nhơn Hội, cùng với hệ thống chuỗi khu công nghiệp, khu chế xuất, khai thác lợi thế gần cảng; hệ thống kho bãi quốc gia và quốc tế gắn với hệ thống cảng tổng hợp quốc tế và các đầu mối giao thông liên vùng, xuyên quốc gia...

Ông Phan Ngọc Thọ thông tin, một số dự án hạ tầng giao thông lớn đã và đang đầu tư, đã đưa đoạn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vào sử dụng từ ngày 2/9/2018; dự án đường cao tốc La Sơn - Túy Loan đang hoàn thiện; đang thi công dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân; chuẩn bị khởi công dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn; đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án mở rộng hầm Phước Tượng – Phú Gia, các tuyến cao tốc Nha Trang - Phan Thiết và Bình Định - Nha Trang cũng đã đưa vào kế hoạch thực hiện trong giai đoạn đến năm 2021; đang lập thủ tục đầu tư nâng cấp các cảng hàng không Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai; đang thi công nâng cấp hoàn thiện các cảng biển Chân Mây… Đây là những thuận lợi để tăng khả năng liên kết phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng của cả vùng hiện tại và trong tương lai.

Xây dựng cơ chế, chính sách chung cho vùng

Các tỉnh trong Vùng KTTĐMT có vị trí địa lý thuận lợi, là “mặt tiền” của đất nước ra Biển Đông, có vị thế quan trọng trong phát triển kinh tế, quốc phòng của Quốc gia. Vì thế, việc lập quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng theo hướng “xây dựng các thành phố biển” kết hợp với xây dựng cơ chế, chính sách trong vùng cần được đặt ra, để có thể phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương.

Theo đó, lãnh đạo các địa phương trong Vùng KTTĐMT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư tuyến đường ven biển từ Huế đến Bình Định, từ đó, khai thác tốt hơn quỹ đất ven biển của các địa phương, nâng cao khả năng kết nối, góp phần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng vùng; đầu tư, phát triển hệ thống logistics tại khu vực vùng duyên hải miền Trung để khai thác hết lợi thế của các cảng biển nước sâu.

Hội đồng vùng cũng đề nghị Chính phủ cho phép nghiên cứu xây dựng quy chế điều phối, liên kết Vùng KTTĐMT và toàn Vùng duyên hải miền Trung. Trong đó, xác định rõ nguyên tắc, nội dung, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng điều phối liên kết vùng duyên hải miền Trung trên cơ sở điều chỉnh bổ sung nhiệm vụ và quyền hạn, thành phần và chế độ làm việc của Hội đồng Vùng KTTĐMT, nhằm tạo đột phá phát triển vùng nói riêng, toàn vùng miền Trung và Tây Nguyên nói chung.

Về phát triển du lịch, Hội đồng Vùng đề nghị Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế ưu đãi nhất theo quy định hiện hành để thu hút đầu tư đảm bảo đến năm 2025 sẽ hoàn chỉnh ít nhất 2 khu du lịch biển, đảo có sức cạnh tranh quốc tế: tại Chân Mây - Lăng Cô (kết nối vùng du lịch nam miền Trung với vùng du lịch bắc miền Trung) và Cù Lào Chàm (gắn với Di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An). Ngoài ra, hình thành thêm Tổ hợp mua sắm – vui chơi giải trí dành cho khách du lịch tại Đà Nẵng.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, các tỉnh trong Vùng KTTĐMT đang có có lợi thế về hạ tầng giao thông. Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển, hàng không đều có. Đây là khu vực trung tâm du lịch của cả nước, tốc độ đô thị hóa ở miền Trung rất nhanh so với mặt bằng chung cả nước. Do đó, các tỉnh trong vùng cần có tinh thần tự vươn lên bằng nguồn lực, lợi thế sẵn có. Miền Trung không chỉ có du lịch làm thế mạnh mà phải chú trọng vào công nghiệp, chế biến, chế tạo.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, thời gian đến các địa phương phải tăng tính liên kết, trong đó, du lịch là quan trọng nhất; phải xây dựng tour, tuyến chung, tránh mỗi tỉnh làm mỗi kiểu. Quy hoạch giao thông có tính liên tỉnh, tập trung phát triển khoa học kỹ thuật. Đồng ý với đề xuất xây dựng đường ven biển bằng hình thức xã hội hóa đầu tư, nhưng phải có kiểm soát, tránh lợi dụng cơ chế, chính sách ưu đãi để trục lợi. Các tỉnh cũng cần tập trung nguồn lực để xây dựng cảng du lịch và xây dựng, mở rộng các cảng hàng không quốc tế… Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh phải nghiên cứu để trả lời được câu hỏi: Yếu tố bức phá của Vùng KTTĐMT là gì? Điều mà tại hội nghị vẫn chưa thể đưa ra, để báo cáo lại với Thủ tướng trong thời gian đến.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG - PHAN THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

TIN MỚI

Return to top