ClockThứ Ba, 30/07/2019 06:15

Thêm hạ tầng, thêm sản phẩm du lịch

TTH - Là địa phương sở hữu nhiều loại hình du lịch cùng với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, Huế đang là điểm đến lý tưởng và hấp dẫn khách. Để khai thác tiềm năng và phát huy thế mạnh, UBND TP. Huế đang tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông, điện chiếu sáng và phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch.

Du lịch Nam Đông: Nhiều lợi thế để phát triểnĐưa thái y viện vào du lịchThêm trải nghiệm, tăng hài lòng

Khách du lịch tham quan Hue Ecolodge resort tại Thủy Biều

Khai thác không gian hai bờ sông

Cách trung tâm TP. Huế khoảng 7km, Hue Ecolodge resort tọa lạc ở số 2 Lương Quán, phường Thủy Biều là điểm đến lý tưởng của du khách, trong đó đa phần là khách quốc tế. Với 30 phòng ngủ, nhà ăn công suất 200 khách và khu vườn rộng gần 3ha bao quanh bởi hàng ngàn cây tranh trà trĩu quả nên công suất sử dụng phòng ở đây luôn ở mức cao so với các khách sạn ở trung tâm TP.

Quản lý resort, bà Trần Thị Kim Lài cho rằng, sở hữu vị trí đẹp với khu vườn thanh trà có tuổi trên 20 năm và nằm trong ngôi làng có hàng trăm ngôi nhà vườn nên số lượng khách đến lưu trú tại đây khá đông, công suất buồng phòng luôn đạt trên 85%. Tận dụng không gian thoáng đãng của vùng quê Thủy Biều, Hue Ecolodge đầu tư theo hướng du lịch bền vững, bảo tồn văn hóa địa phương gắn kết với các tour trải nghiệm bằng xe đạp, tham quan làng nghề và thưởng thức đặc sản Huế. Để phát triển và mở rộng quy mô, dự kiến đầu năm 2020, đơn vị sẽ đầu tư xây dựng thêm 20 phòng ngủ cùng với các dịch vụ bổ trợ để đáp ứng nhu cầu của khách.

Theo bà Lài, Huế có khá nhiều lợi thế trong việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, đặc biệt là khu vực Thủy Biều, Kim Long. Để khai thác hiệu quả, TP cần đầu tư mạng lưới giao thông đến các điểm du lịch, trong đó đôn đốc triển khai dự án đường Bùi Thị Xuân đoạn từ cầu Long Thọ lên khu vực Lương Quán, xây dựng bến thuyền ở khu vực Thủy Biều để hỗ trợ DN đón khách bằng đường thủy.

Đồng quan điểm với quản lý Hue Ecolodge resort, Giám đốc Huetourist Trần Quang Hào cho biết, những năm gần đây TP đầu tư hàng chục tỷ đồng để hoàn thiện mạng lưới giao thông, phát triển thêm các sản phẩm du lịch mới, như phố đi bộ Phạm Ngũ Lão - Chu Văn An - Võ Thị Sáu, chỉnh trang không gian hai bờ sông Hương cũng như kêu gọi các nhà đầu tư lớn đầu tư xây dựng các trung tâm mua sắm, khách sạn, nhà hàng. Tuy nhiên, để xứng tầm là TP du lịch, TP Festival đặc trưng của Việt Nam và khai thác tiềm năng sẵn có, ngoài đầu tư hạ tầng, TP cần phát triển thêm các sản phẩm du lịch mới và đầu tư các trung tâm mua sắm quy mô, trong đó phát triển dịch vụ may áo dài lấy nhanh, hình thành các show thời trang áo dài định kỳ hằng tháng và đặc biệt là khai thác tối đa không gian hai bờ sông Hương để phục vụ khách.

Hoàn thiện hạ tầng

Sau khi đưa vào sử dụng cầu đi bộ trên sông Hương do Tổ chức Koica (Hàn Quốc) tài trợ và hoàn thiện tuyến đường đi bộ trên bờ sông với chiều dài 1,4km, chỉnh trang hệ thống các công viên hai bờ sông Hương, TP. Huế tiếp tục đầu tư chỉnh trang các tuyến đường Lê Quý Đôn, Nguyễn Thái Học, Trần Cao Vân, Ông Ích Khiêm, Đặng Thái Thân và chỉnh trang vỉa hè kết hợp tạo điểm đỗ xe nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực trung tâm đáp ứng nhu cầu tham quan và đậu đỗ xe của khách du lịch.

Khách du lịch đến Huế 6 tháng đầu năm tăng 13% so với cùng kỳ

Phó Giám đốc Sở Du lịch, ông Nguyễn Văn Phúc cho rằng, với thế mạnh là sở hữu các di sản văn hóa thế giới và hệ thống nhà vườn, nhà rường hàng trăm năm tuổi, để thu hút khách, TP. Huế cần tăng cường đầu tư thêm hạ tầng, chỉnh trang không gian hai bờ sông Hương, đồng thời tổ chức phân luồng giao thông để đưa cầu Trường Tiền trở thành phố đi bộ vào buổi tối, chỉnh trang khu vực đường Chương Dương bên cạnh chợ Đông Ba thành tuyến phố ẩm thực. Hiện, sở đang phối hợp với TP. Huế xây dựng đề án “Huế- Kinh đô ẩm thực” nhằm nâng cao hình ảnh của ẩm thực Huế trong khu vực và trên thế giới, góp phần nâng cao hiệu quả xã hội và kinh tế của ngành du lịch địa phương.

Phó Chủ tịch UBND TP. Huế, ông Trần Song thông tin, để phát triển du lịch theo hướng bền vững và đảm bảo hạ tầng phục vụ du khách, TP tiếp tục chỉnh trang công viên hai bờ sông Hương, đề xuất các tuyến đường đủ điều kiện thực hiện thí điểm khai thác mô hình xe City tour và buýt mui trần trên địa bàn TP. Huế. Mặt khác, sẽ rà soát các quỹ đất phù hợp để xây dựng hạ tầng giao thông tĩnh, đẩy nhanh các dự án hạ tầng giao thông tiếp cận các điểm đến Thủy Biều và các bến thuyền trên sông Hương, đồng thời đốc thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và kêu gọi đầu tư các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn.

Sắp tới, TP sẽ tranh thủ nguồn vốn kết dư của Dự án cải thiện môi trường nước triển khai hạ lề một số khu vực và chỉnh trang đường Lê Lợi sau khi vận động các cơ quan, đơn vị tháo dỡ hàng rào trên trục đường này nhằm tạo sự kết nối, thông thoáng cho tuyến phố du lịch. Ngoài ra, TP lên kế hoạch tổ chức đấu thầu khu đất 15 Lê Lợi, trong đó tập trung kêu gọi các nhà nhà đầu tư kinh doanh lĩnh vực văn hóa, trưng bày sản phẩm làng nghề và đặc sản Huế nhằm tạo thêm điểm đến cho Huế.

TP. Huế hiện có 430 cơ sở lưu trú, với gần 8.000 phòng, trên 13.000 giường và gần 90 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành. Từ đầu năm đến nay, có 1,7 triệu lượt khách đến tham quan và lưu trú trên địa bàn, tăng 13% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch đạt 1.750 tỷ đồng, tăng 18%.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Return to top