ClockThứ Ba, 06/04/2021 06:45

Tiến gần với mô hình du lịch sinh thái hồ Tả Trạch

TTH - Khu vực hồ Tả Trạch (xã Dương Hòa TX. Hương Thủy) được các nhà quản lý, chuyên môn đánh giá cao khi hội tụ nhiều yếu tố để có thể trở thành một điểm du lịch sinh thái quy mô với đa dạng các hoạt động.

Kết nối xây dựng tour, tạo điểm đến an toànDu lịch địa phương được ưu tiên lựa chọn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình (ngoài cùng, bên phải) cùng đoàn khảo sát đồi Rường trong khu vực hồ Tả Trạch

Có thể thiết kế nhiều dịch vụ hấp dẫn

Trong chuyến khảo sát của lãnh đạo tỉnh, TX. Hương Thủy và Sở Du lịch ngày 31/3 tại hồ Tả Trạch (xã Dương Hòa – TX. Hương Thủy), qua thực địa, đoàn khảo sát đánh giá, ở lòng hồ có khu vực đồi Rường, rộng hơn 160ha, trong đó có hơn 60ha cùng 1 vịnh nước có thể trở thành một điểm du lịch sinh thái đặc sắc.

Ông Trần Hữu Thùy Giang, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết, ở khu vực này, ngoài rừng cây sẵn có, đồng thời có thể trồng thêm đỗ quyên Bạch Mã, dược liệu…, nơi đây còn có một suối nước khoáng nóng có thể “kích hoạt” lại để phục vụ du khách. Tiếp đó, chúng ta có thể làm bè nổi để khai thác dịch vụ đánh golf mặt nước cùng một số hoạt động “thời thượng” đang được ưa chuộng gần đây, như: chèo thuyền SUP, thuyền Kayak, mô tô nước…, trong đó, với cung đường khá thuận lợi, dịch vụ mô tô nước chỉ mất hơn 40 phút là có thể chạy đến sát chân núi Bạch Mã.

Khe De - nơi có thể trở thành một trong những điểm du lịch vệ tinh

Không chỉ vậy, từ điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng này, du khách có thể tỏa ra các hướng để khám phá, trải nghiệm, cắm trại ở các điểm vệ tinh gần đó, như: thác Khe De, chàn đá Dăm… với thời gian từ 15-20 phút ngồi thuyền máy cho mỗi điểm đến. Và khi địa điểm này đi vào khai thác, những sản vật của TX. Hương Thủy nói chung, xã Dương Hòa nói riêng, như: thanh trà, bưởi da xanh, tăm hương, gà đồi… cùng một số nông sản đặc trưng khác sẽ được kích cầu nhiều hơn.

Hài hòa lợi ích

Khai thác những lợi thế của hồ Tả Trạch để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái là một trong những nhiệm vụ trọng tâm TX. Hương Thủy hướng đến từ lâu. Tuy nhiên, do hồ Tả Trạch được Chính phủ xếp là một trong những công trình trọng điểm quốc gia nên thời gian qua, việc này đang gặp một số khó khăn nhất định.

Mừng là, trong chuỗi khảo sát, đánh giá lại toàn bộ các điểm du lịch sinh thái đã khai thác trong toàn tỉnh và các suối thác chưa được khai thác, từ đó quy hoạch lại toàn bộ du lịch sinh thái trong toàn tỉnh của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình và các địa phương, sở, ngành liên quan, câu chuyện làm thế nào khai thác du lịch sinh thái ở hồ Tả Trạch đã được gợi mở.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, nếu mời gọi nhà đầu tư lớn thì đầu tiên, nhà đầu tư sẽ tài trợ phần lập quy hoạch để làm căn cứ trình lên Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương. Còn nếu chưa có nhà đầu tư lớn, chúng ta có thể mời gọi nhà đầu tư vừa và nhỏ, hoặc có thể giao người dân khai thác theo hướng du lịch sinh thái cộng đồng.

“Phương án giao cho người dân làm du lịch cộng đồng hoặc giao cho nhà đầu tư vừa và nhỏ là khả thi hơn cả. Trước khi quyết định giao cho ai, chúng ta cần phải cân nhắc thấu đáo để làm thế nào góp phần đem lại lợi ích chung cho toàn tỉnh song song với việc giải quyết sinh kế cho người dân địa phương”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình khẳng định.

Việc xây dựng điểm du lịch sinh thái ở hồ Tả Trạch đang được lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành, địa phương liên quan họp bàn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Qua trao đổi, Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy Nguyễn Thanh Minh đề xuất, ở khu vực hơn 60ha (đã nêu ở trên - PV), chúng ta có thể mời gọi các nhà đầu tư vừa và nhỏ, còn các điểm vệ tinh: thác khe De, chàn đá Dăm… cùng một số dịch vụ liên quan sẽ giao cho người dân khai thác. Điều này một mặt giúp mô hình du lịch sinh thái quy mô hơn, mặt khác giải quyết được bài toán sinh kế cho người dân.

Bài, ảnh: Hàn Đăng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch

Với đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, nhiều tiện ích đô thị ở một số khu vực trên địa bàn TP. Huế hoàn thiện đã góp phần kích cầu du lịch, tạo động lực để các doanh nghiệp (DN) đầu tư thêm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của du khách.

Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch
Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh, bền vững. Ngành du lịch nói chung, du lịch Cố đô nói riêng đang thúc đẩy chuyển đổi số, gắn với công tác quảng bá và phát triển ngành công nghiệp không khói.

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số
Để hút khách du lịch tàu biển lên thành phố Huế

Du lịch Huế đã từng bỏ lỡ nhiều cơ hội đáng tiếc khi không ít khách du lịch tàu biển cập cảng Chân Mây chọn những điểm đến khác mà không phải là Huế. Cùng với việc đầu tư hoàn thiện sản phẩm du lịch, Huế đang chú ý hơn khâu kết nối, quảng bá để hút khách lên thành phố Huế.

Để hút khách du lịch tàu biển lên thành phố Huế

TIN MỚI

Return to top