ClockChủ Nhật, 13/05/2018 07:48

Vừa đầu tư, vừa giữ khách

TTH - Lượng khách du lịch đến Huế từ cuối năm 2017 đến đầu năm 2018 ở mức cao nhất từ trước đến nay. Đây chính là thời điểm “vàng” để tăng cường xúc tiến, thu hút đầu tư, nhưng để làm được điều này, du lịch Huế cần khắc phục những điểm yếu.

Thiếu chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đặc thùBồi dưỡng nghiệp vụ cho lái xe du lịchDu lịch Huế: Vẫn lận đận

Đi xích lô qua những con đường cổ kính là trải nghiệm thú vị khi đến Huế

Cơ hội “mời gọi” đầu tư

Ba tháng đầu năm 2018, tổng lượng khách đến Huế lần đầu tiên vượt ngưỡng 1 triệu lượt (1,1 triệu lượt), tăng 39,52% so với 3 tháng đầu năm 2017, đặc biệt là khách quốc tế đạt 534 nghìn lượt, tăng đến 70,35%. Doanh thu từ du lịch cũng đạt con số rất khả quan, tăng 38,6%. Các cơ sở kinh doanh du lịch đều tăng doanh thu, nhất là các khách sạn 3-5 sao, không đủ phòng để cung ứng nhu cầu của khách. Có được “thành quả” này là bởi nhu cầu của khách du lịch, nhất là khách quốc tế chủ yếu ở các khách sạn 3-5 sao. Ngoài ra, khách đi du lịch, 70% là thông qua đặt tour, các doanh nghiệp đều chọn tiêu chuẩn 3 sao trở lên vì sự cạnh tranh về chất lượng tour.

Lượng khách tăng trưởng mạnh là lợi thế cạnh tranh không thể tốt hơn của Huế, điều mà nhiều năm qua Huế luôn mong muốn có được. Ông Vũ Hoài Phương, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Du lịch Huế phân tích, trong cơ chế thị trường như hiện nay, không dễ để thu hút các nhà đầu tư. Lâu nay, nhiều người cho rằng, Huế chưa có cơ chế tốt trong thu hút đầu tư, nhưng đó là trước kia, giờ đây các nhà đầu tư quyết định đầu tư chỉ khi họ thấy khả năng sinh lợi ở Huế cao và an toàn. Tức là nguồn khách tăng trưởng ổn định, mức chi tiêu cao, điểm đến có sức hút với du khách lâu dài.

Khu vực Đoàn Thị Điểm, cửa Hiển Nhơn luôn trong tình trạng kẹt xe vì xe du lịch đậu đỗ

Đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch nhận định, ngành du lịch Huế xác định đây là thời điểm “vàng” để thu hút đầu tư. Trên thực tế, thời gian qua, có khá nhiều nhà đầu tư đã “rót” vốn vào Huế, như Vingroup, BRG, Myway, PSH, Kim Long Nam vào nghiên cứu đầu tư một số dự án lớn về du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf và dịch vụ giải trí mua sắm. Có thể hiện tại “bức tranh” đầu tư về du lịch chưa thấy rõ, nhưng khoảng 3-5 năm nữa những dự án này sẽ làm thay đổi du lịch Huế.

Theo ông Lê Hữu Minh, muốn thu hút đầu tư hơn nữa, “môi trường” du lịch của Huế cần tiếp tục thay đổi. Huế phải có thêm những sản phẩm hấp dẫn để đủ sức móc hầu bao của du khách và nhất là kéo dài thời gian lưu trú. Một lợi thế cạnh tranh khác mà Huế sẽ có chính là giao thông, sân bay của Huế sẽ được nâng cấp 5 triệu lượt khách/năm vào năm 2020 so với 1,5 triệu lượt khách/năm như hiện nay và định hướng đến năm 2030 tăng lên 8,5 triệu lượt/năm. Cảng Chân Mây tiếp tục được mở rộng bến cảng, đủ năng lực đón tàu trên 5.000 và đê chắn sóng đang được đầu tư, tàu du lịch có thể đến Huế quanh năm, kể cả mùa mưa bão.

Giải quyết từng vướng mắc

Hiện, không ít dự án đang ngưng hoặc chậm thi công, nguyên nhân là các nhà đầu tư đang chuyển dịch nguồn vốn vào Đà Nẵng và Hội An. Ông Đinh Mạnh Thắng, Giám đốc Khách sạn Century thông tin, lý do mà BRG chuyển dịch vốn đầu tư là do vướng quy hoạch. Nhà đầu tư dự kiến xây lại khách sạn Century cao tầng, nhưng quy hoạch hai bên bờ sông Hương đoạn qua TP. Huế bị giới hạn về chiều cao. “Huế cần nút gỡ nút thắt cho những quy hoạch. Dù gì quy hoạch do con người đặt ra và tùy vào từng giai đoạn phát triển mà có thể thay đổi. Không chỉ với Khách sạn Century mà nhiều nơi khác bị vướng bởi quy hoạch”, ông Đinh Mạnh Thắng nói.

Ông Vũ Hoài Phương phân tích, Huế đang tìm cách để nâng giá dịch vụ lưu trú. Tuy nhiên, với thực trạng “vàng thau lẫn lộn” như hiện nay rất khó. Đơn cử như khu vực phố đi bộ Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An và Võ Thị Sáu, với nhiều khách sạn cao sao đến thấp sao nằm trong một khu vực thì rất khó để khách sạn A tăng giá, trong khi khách sạn B lại không. Trong tương lai, Huế cần quy hoạch những khu vực xây dựng các khách sạn cùng đẳng cấp, khi đó mặt bằng giá sẽ đồng đều, lên xuống gì cũng dễ triển khai. Do đó, công tác quy hoạch phải luôn đi trước một bước.

Cũng ở lĩnh vực lưu trú, Huế có 10.501 phòng, nhưng khách sạn 3-5 sao chỉ có 28 cái, chiếm tỷ lệ gần 1/3 tổng số phòng. Với nhu cầu hiện nay, các khách sạn 3-5 sao luôn kín phòng, trong thời gian đến sẽ tiếp tục thiếu hụt nguồn cung. Thông tin từ các khách sạn, thời gian lưu trú của khách 1 đêm hay 2 đêm không còn quan trọng nữa vì đêm nào khách sạn cũng kín phòng. Điều này làm cản trở mục tiêu tăng số ngày lưu trú mà ngành du lịch đã đặt ra. Ông Lê Hữu Minh cho hay, về vấn đề này, ngành du lịch đang tính đến phương án khuyến khích các khách sạn thấp sao nâng cấp dịch vụ, cơ sở vật chất, để phục vụ khách có nhu cầu cao.

Một quan ngại khác là khi khách đến đông, mới thấy năng lực phục vụ của Huế còn yếu, như bến xe Nguyễn Hoàng. Huế dự kiến đạt mức 6 triệu lượt khách trong vài năm tới, tức khách sẽ tăng gần gấp đôi hiện nay, như thế lượng xe đến cũng tăng tương ứng. Vì vậy, việc quy hoạch, đầu tư nâng cấp, mở rộng bến xe cần tính toán ngay từ bây giờ chứ không thể chỉ là những giải pháp mang tính tạm thời sẽ khó bền vững.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia

Ghi nhận khảo sát trong thời gian gần đây cho thấy, du khách Ấn Độ đang có nhu cầu du lịch ngày càng cao. Điều này thể hiện rõ khi nhiều người rất háo hức trải nghiệm du thuyền Disney Adventure của Disney Cruise Line, lần đầu tiên có mặt tại châu Á tại Singapore và mong muốn tàu khởi hành sớm hơn so với dự kiến vào tháng 12/2025. Thậm chí, một số gia đình đã lên kế hoạch du lịch đến những nước châu Á khác như Nhật Bản trong thời gian chờ đợi tàu khởi hành.

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top