ClockThứ Ba, 01/05/2018 07:43

Thiếu chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

TTH - Sáng 26/4, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị phát triển sản phẩm du lịch. Đến dự có các ông Nguyễn Ngọc Thiện Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cùng đại diện lãnh đạo các ban, ngành liên quan và các công ty lữ hành trên toàn quốc.

Để ẩm thực Huế thành “đặc sản” du lịchĐể du khách quốc tế còn trở lại Việt Nam

Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, dù có nhiều tiềm năng, thế mạnh nhưng Thừa Thiên Huế đang thiếu chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Du lịch văn hóa – di sản là sản phẩm chủ đạo nhưng còn đơn điệu, chưa hấp dẫn. Công tác quản lý, phối hợp và khai thác tài nguyên du lịch còn thiếu đồng bộ; xúc tiến quảng bá sản phẩm chưa xứng tầm.

Cần phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng từ di sản văn hóa trong đó chú trọng xây dựng sản phẩm mới gắn với không gian hoàng cung; khai thác chuỗi bảo tàng trên trục đường Lê Lợi; tăng cường xúc tiến quảng bá gắn với hình ảnh “Huế - một điểm đến, 5 di sản thế giới”, “Huế -thành phố văn hóa Asean”, “Huế - thành phố xanh quốc gia”...

Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm

Với điều kiện thổ nhưỡng giàu dinh dưỡng và khí hậu đặc trưng của vùng núi A Lưới, xã Quảng Nhâm đã được chọn là một trong những địa bàn trọng tâm để phát triển vùng trồng dược liệu. Trong tổng diện tích 210ha của dự án tại huyện, xã Quảng Nhâm chiếm 60ha, trong đó cây gấc đóng vai trò chủ lực.

Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm
Nhiều dư địa phát triển cây dược liệu quý

Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý trên địa bàn huyện A Lưới không chỉ mang lại sinh kế, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), mà còn có ý nghĩa trong việc bảo tồn nguồn gen dược liệu có nguy cơ bị tuyệt chủng trong các tán rừng tự nhiên.

Nhiều dư địa phát triển cây dược liệu quý
Người cao tuổi phát triển kinh tế

Kiên trì, bản lĩnh và không ngừng sáng tạo trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều người cao tuổi (NCT) đã thành công với các mô hình kinh tế khác nhau. Từ đó, làm giàu cho bản thân, gia đình và góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

Người cao tuổi phát triển kinh tế

TIN MỚI

Return to top