ClockThứ Hai, 05/11/2018 14:15

Xếp hạng để tăng chất lượng hướng dẫn viên du lịch

TTH - Một số tỉnh, thành phố đã bắt đầu thí điểm xếp hạng hướng dẫn viên (HDV) du lịch. Huế cần chủ động kế hoạch, sớm triển khai để có thể nâng cao chất lượng của các HDV.

50 hướng dẫn viên được cập nhật kiến thứcHướng tới chuyên nghiệp

Xếp hạng hướng dẫn viên sẽ tăng chất lượng dịch vụ hướng dẫn hiện nay

Tăng chất lượng

Phòng Quản lý Lữ hành, Sở Du lịch cho biết, Hiệp hội Du lịch Việt Nam vừa thông qua kế hoạch thí điểm xếp hạng HDV trong toàn quốc. Mục đích là xây dựng nghề HDV du lịch chất lượng, chuyên nghiệp hơn, bởi mỗi HDV được xem là “bộ mặt” của ngành du lịch. Việc xếp hạng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các HDV và công ty kinh doanh lữ hành ký kết hợp đồng hướng dẫn, trả thù lao một cách phù hợp, tương ứng với chất lượng…

Xếp hạng HDV dựa trên 3 tiêu chí: năng lực, kiến thức và kỹ năng; trong đó, tiêu chí kiến thức chiếm 50%, kỹ năng chiếm 30% và năng lực chiếm 20%. Sau khi tham gia thi sát hạch, các HDV có số điểm đạt từ 51 điểm trở lên sẽ được xếp thành 3 hạng, gồm: 3 sao, 4 sao và 5 sao. Những HDV đạt giải thưởng tại các cuộc thi HDV du lịch trước đó được xét cộng thêm điểm.

Sau chương trình thí điểm, Hội HDV du lịch Việt Nam sẽ hoàn thiện các tiêu chí, quy chế xếp hạng để tiến tới thực hiện việc xếp hạng cho tất cả các HDV trong toàn quốc. Theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam, việc xếp hạng chỉ mang tính tự nguyện, không ép buộc, HDV nào có nhu cầu mới tham gia xếp hạng.

Tham khảo ý kiến về việc xếp hạng HDV du lịch trong thời gian đến, đại đa số doanh nghiệp, các hướng HDV và cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch đều cho rằng rất cần thiết. Ông Nguyễn Vĩnh Lộc, HDV tiếng Hàn Quốc, người có thâm niên trong nghề cho hay,  HDV là một trong những người đầu tiên tiếp xúc với du khách, vừa tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, phong tục tập quán, nét văn hóa…, vừa trực tiếp tạo cho khách có chuyến đi du lịch vui vẻ, thoải mái. Bên cạnh nhiều HDV nhiệt tình, hiểu biết sâu rộng, vẫn còn một số người chưa đáp ứng yêu cầu, chưa lịch sự... nên cần có một quy chuẩn về kỹ năng, cũng như hình thức cho HDV.

Anh Trần Đình Minh Đức, Trưởng phòng Quản lý Lữ hành, Sở Du lịch nhìn nhận, xếp loại HDV chắc chắn sẽ tốt hơn, bởi nhu cầu sử dụng HDV đang tăng nhưng lâu nay, việc sử dụng HDV khá đơn giản; quyền lợi của các HDV đôi lúc không đảm bảo. Khi xếp hạng không chỉ khẳng định giá trị, “đẳng cấp” của từng HDV khi hành nghề, mà còn là động lực để mỗi HDV tự phấn đấu học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi kỹ năng hướng dẫn. Khi ý thức được nâng cao thì môi trường hành nghề HDV cũng được nâng cao, chuyên nghiệp hơn. Đây là yếu tố quan trọng để góp phần vào nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Cần phối hợp

Anh Trần Hữu Cửu, Chủ tịch Chi hội HDV tỉnh thông tin, chi hội chưa nhận các văn bản cho việc tổ chức thi xếp hạng HDV nên chưa dám “cầm đèn chạy trước ô tô”. HDV ký hợp đồng với các công ty lữ hành, người đánh giá năng lực là khách hàng, nhưng đơn vị xếp hạng là Tổng cục Du lịch. Do đó, xếp hạng cần hợp lý, công bằng. Quan trọng nhất là hướng đến mục tiêu phục vụ du khách tốt hơn.

Một vấn đề khác mà anh Trần Hữu Cửu khá phân vân là quyền lợi cho các HDV khi đã được xếp hạng có tăng lên so với trước, bởi du khách  thuê HDV, nhưng đơn vị trả tiền là doanh nghiệp lữ hành. Liệu khi được xếp hạng thì HDV được ưu tiên lựa chọn tour nhiều hơn so với các HDV không tham gia xếp hạng hay không?

Chi nhánh Vietravel tại Huế cho biết, thời gian qua, công ty tổ chức nhiều cuộc thi xếp hạng cho HDV du lịch trong nội bộ của Vietravel. Ngoài ra, tổ chức lễ tôn vinh HDV du lịch tốt nhất nhằm ghi nhận thành tích, đóng góp của từng người sau một năm làm việc… Các HDV có “đẳng cấp” cao sẽ được dẫn các đoàn khách quan trọng, có mức chi tiêu cao và thu nhập cũng cao hơn. Còn những HDV không được phân hạng chịu thiệt hơn, điều đó là công bằng đối với những người làm nghề. Nếu muốn xếp loại thì HDV phải tự nâng cao năng lực của mình. Điều này giúp công ty nâng cao chất lượng cho các tour du lịch.

Với yêu cầu ngày càng cao, việc xếp hạng HDV là kênh tham khảo cho các lữ hành lựa chọn HDV phù hợp và du khách  cũng yên tâm hơn khi lựa chọn, cơ quan Nhà nước cũng dễ quan lý. Khi đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng, các yêu cầu về hành nghề HDV sẽ có đầy đủ.

Từ ngày 22 - 24/10, Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức thi xếp hạng cho 56 HDV. Đây là địa phương đầu tiên thực hiện xếp hạng. Thời gian đến, TP. Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh Hòa… cũng sẽ triển khai xếp hạng HDV. Huế hiện vẫn chưa có kế hoạch cụ thể về việc này.

Bài, ảnh: Quang Sang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

TIN MỚI

Return to top