ClockThứ Tư, 05/05/2021 22:06

Trải nghiệm khác biệt ở Hồng Hạ

TTH - Nhiều người thích lên A Lưới, nhưng ngại đường xa, cách trở núi đèo. Ít ai biết, có một điểm đến ở A Lưới chỉ cách trung tâm thành phố chừng một giờ đồng hồ chạy xe máy, nhưng mang lại rất nhiều trải nghiệm khác biệt.

Farmstay Cân Tôm – nơi sống lại bản sắc văn hóa tộc người độc đáoKhám phá Hồng Hạ

Cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp níu chân du khách. Ảnh: DLAL

Cũng là du lịch gắn liền với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, nhưng ở xã Hồng Hạ, có thể tìm thấy những điểm khác biệt từ một huyện vùng cao được nhiều người ví như “Đà Lạt ở Cố đô”.

Hồng Hạ cách trung tâm thành phố Huế khoảng 40 km. Nằm ở điểm giữa của chuyến hành trình từ TP. Huế lên trung tâm huyện A Lưới, lại ngay sát Quốc lộ 49 nhưng nơi đây có khá nhiều điểm vui chơi để lựa chọn.

Dựa trên điều kiện thiên nhiên ban tặng, năm 2016, điểm du lịch sinh thái suối Pâr Le đi vào hoạt động. Cảnh đẹp trời cho cộng với sự thân mật gần gũi của người dân địa phương khiến nơi này nhanh chóng trở thành điểm đến hấp dẫn. Chỉ tính riêng từ tháng 3 đến tháng 8/2016, điểm du lịch này thu hút trên 19 nghìn lượt khách, trong đó khách ngoài tỉnh hơn 3 nghìn lượt.

Hồng Hạ khác biệt với nhiều điểm du lịch sinh thái ở A Lưới bởi không chỉ có suối, mà còn có mô hình du lịch, lưu trú homestay và cả farmstay. Tuy “sinh sau, đẻ muộn” so với những homestay ở thành phố nhưng loại hình “du lịch xanh” theo cách gọi của du khách lại được ưa chuộng bởi khách có thể ở tại nhà của người dân địa phương và trải nghiệm cách sống, văn hóa của người bản địa.

Nơi lưu trú được xây dựng theo mô hình nhà gươl truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, với chất liệu gỗ, tre, nứa, tấm lợp lá cọ… phù hợp với cảnh quan thiên nhiên và thân thiện với môi trường.

Trải nghiệm về đêm ở Hồng Hạ. Ảnh: H.PHÚC

Năm 2019, farmstay Cân Tôm – Hồng Hạ ra đời với định hướng như nơi sống lại bản sắc văn hóa tộc người độc đáo, và đó đã trở thành một trải nghiệm mà ở A Lưới hiện vẫn chưa có ở điểm du lịch thứ hai. Khác với homestay, farmstay dựa vào đồng ruộng và trải nghiệm một ngày làm nông dân. Trên cánh đồng lúa diện tích 2 ha, mô hình farmstay ở A Lưới đủ sức làm say lòng khách lạ trước phong cảnh hữu tình dựa vào thiên nhiên nhất là mùa lúa trổ bông...

Văn hóa đồng bào vùng cao vốn rất độc đáo, nhưng ở những nơi biết gắn nét độc đáo ấy vào làm du lịch, hẳn sẽ tạo ấn tượng mạnh cho những vị khách miền xuôi. Ở Hồng Hạ có đầy đủ những gì người miền xuôi muốn khám phá ở miền ngược, bao gồm cả trải nghiệm không gian văn hóa của đồng bào như đốt lửa trại, cùng hòa mình với điệu múa Da dá, văn nghệ dân gian. Ẩm thực núi rừng với các món ăn đặc trưng như cơm lam, gà đồi nướng, canh sắn… dù nghe quen nhưng cũng đủ để người tới một lần không thể quên.

Nhiều người bảo, du lịch trên nền tảng bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số có thể không mạnh dạn để phát triển những cái mới, nhưng nếu biết cách phát giá trị tích cực từ truyền thống vốn đáng quý thì dĩ nhiên có thể trở thành sản phẩm du lịch độc đáo. Phải chăng vì thế mà nhiều người khuyên nên đến Hồng Hạ để ngắm cảnh, trải nghiệm nét văn hóa riêng được tái hiện một cách bài bản. Đó là sản phẩm mang đến sự trải nghiệm khác biệt.

MINH TÂM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Return to top