ClockChủ Nhật, 19/05/2024 16:10

Đoàn Nghệ thuật Dân gian “Sae Nyuk” và cuộc “Gặp gỡ Nghệ thuật Truyền thống”

TTH.VN - Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Đoàn Nghệ thuật Dân gian "Sae Nyuk" sẽ đại diện cho Hàn Quốc tham gia với chủ đề “Gặp gỡ Nghệ thuật Truyền thống”.
 Âm nhạc truyền thống Pangut với sự kết hợp của nhảy múa, ca hát, nhạc cụ gõ 

“Xứ sở Kim Chi” luôn làm du khách nước ngoài bất ngờ với nền văn hóa, nghệ thuật độc đáo. Ở quốc gia này có những loại hình nghệ thuật truyền thống mang bản sắc văn hóa dân tộc. Họ có nhiều tổ chức nghệ thuật chuyên nghiệp với mục tiêu bảo tồn, quảng bá và phát triển sự tuyệt vời của văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc đến với công chúng trong nước và các quốc gia khác trên thế giới.

Đoàn Nghệ thuật Dân gian “Sae Nyuk” được thành lập vào năm 2016 và đặt trụ sở tại Chungcheongnam-do, một thành phố mang trong mình bề dày lịch sử và văn hóa phong phú liên quan đến Vương quốc cổ Baekje ở miền Trung Hàn Quốc. Gồm khoảng 40 thành viên, Đoàn Nghệ thuật Dân gian “Sae Nyuk” có mục tiêu quảng bá “sức hấp dẫn” và “sự xuất sắc” của nghệ thuật dân gian Hàn Quốc.

Tiết mục múa truyền thống Hàn Quốc của Đoàn Nghệ thuật Dân gian "Sae Nyuk"

Họ là một tổ chức nghệ thuật toàn diện giới thiệu đồng thời nhiều hình thức của nghệ thuật dân gian Hàn Quốc và nhạc cụ truyền thống. Nhóm biểu diễn khoảng 50 lần mỗi năm, mang đến các tiết mục đa dạng như nhảy múa, ca hát, nhạc cụ gõ, và diễn xuất. Họ cũng cam kết kế thừa và làm sống lại các hình thức nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc, điều chỉnh chúng phù hợp với thị hiếu khán giả đương đại.

Trước đó, Đoàn Nghệ thuật Dân gian “Sae Nyuk” từng đại diện cho Hàn Quốc trong các buổi biểu diễn trên toàn thế giới, bao gồm các quốc gia như Đức, Vương quốc Anh, Nhật Bản, Kyrgyzstan, Trung Quốc, Uzbekistan, và Nga. Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Hàn Quốc đã nhận được sự ca ngợi đáng kể trên toàn cầu và đã được công nhận về giá trị nghệ thuật thông qua các buổi biểu diễn nhạc cụ, nhảy múa, và pungmul (âm nhạc trống truyền thống Hàn Quốc), bao gồm thể loại Pansori đặc trưng (được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể).

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảm xúc cùng “Phản chiếu”

Trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, tối 1/6, tại Nhà hát Sông Hương, Viện Pháp tại Việt Nam giới thiệu buổi biểu diễn "Relfet" (Phản chiếu) của nghệ sĩ Xuân Lê, biên đạo múa kiêm vũ công người Pháp gốc Việt. ​

Cảm xúc cùng “Phản chiếu”
Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cam kết đạt tiến bộ về FTA

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 27/5 đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh chung đầu tiên sau hơn 4 năm, nhằm tìm kiếm mối quan hệ thương mại sâu sắc hơn để củng cố nền kinh tế, bằng việc hướng tới đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán đang bị đình trệ về một hiệp định thương mại tự do (FTA).

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cam kết đạt tiến bộ về FTA
Âm nhạc Trịnh Công Sơn và thông điệp về sự tiếp nối

Nằm trong chuỗi các sự kiện Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, đêm nhạc Trịnh Công Sơn được hứa hẹn là điểm nhấn về văn hóa và nghệ thuật phục vụ du khách tham dự. Đêm nhạc cũng hướng đến tôn vinh các giá trị di sản văn hóa của Huế thông qua hình ảnh và các tác phẩm của vị nhạc sĩ tài hoa, người con của xứ Huế - Trịnh Công Sơn.

Âm nhạc Trịnh Công Sơn và thông điệp về sự tiếp nối
Return to top