ClockThứ Hai, 23/04/2018 06:15

“Dạ tiệc Hoàng cung”, quen mà lạ

TTH - Tuy không hoành tráng như “Đêm Hoàng cung” ở những kỳ festival trước, nhưng Dạ tiệc Hoàng cung trong kỳ Festival Huế 2018 hứa hẹn là một chương trình hấp dẫn để trải nghiệm văn hóa Huế.

Tự tin làm đạo diễn Festival Huế“Đi tìm Hoàng cung đã mất” ra mắt dịp Festival Huế 2018“Sắc màu” nghệ thuật tại Festival Huế

Biểu diễn tuồng cung đình trong Dạ tiệc Hoàng cung

"Dạ tiệc Hoàng cung" là một trong những chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức. Tại kỳ festival này, địa điểm được chọn cho 5 đêm dạ tiệc là Nhà hát Duyệt Thị Đường (Đại Nội). Đến với chương trình Dạ tiệc Hoàng Cung, ngoài cơ hội thưởng thức những món ăn mang phong cách cung đình, du khách còn có dịp thưởng thức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật cung đình Huế, xem trình diễn thời trang áo dài… Ngoại trừ chương trình "Văn Hiến Kinh Kỳ" diễn ra tại sân điện Cần Chánh, tham gia "Dạ tiệc Hoàng cung" là du khách có thể xem được tất cả những hoạt động được tổ chức trong Đại Nội về đêm.

Festival Huế 2018 bắt đầu đếm ngược từng ngày. Mọi bước chuẩn bị cho Dạ tiệc Hoàng cung cũng đã hoàn tất. Theo bà Hoàng Thị Hường, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Dịch vụ Di tích Huế, ngay khi chương trình mới được lên nội dung, chưa phát hành vé (1.900.000đ/người), nhiều khách biết thông tin đã đặt chỗ qua điện thoại, email. Nhiều năm trở lại đây, Trung tâm Phát triển Dịch vụ Di tích Huế kết nối khá hiệu quả với các đơn vị lữ hành, các doanh nghiệp dịch vụ du lịch nên nắm bắt kịp thời nhu cầu của du khách đến Huế, nhất là khách quốc tế. Điều này giúp cho đơn vị dần tạo được những sản phẩm khách cần trên lợi thế những gì Huế có. “Dạ tiệc Hoàng cung” là một ví dụ và đây cũng là một trong những sản phẩm dịch vụ du lịch cao cấp đang được định hình ở Cố đô.

Nếu chương trình yến tiệc ở Đêm Hoàng cung trong kỳ festival trước phục vụ đến hơn 500 khách, thì “Dạ tiệc Hoàng cung” Festival Huế 2018 chỉ phục vụ tối đa 80 khách mỗi đêm. Lượng khách này được tính toán để phù hợp với quy mô của nhà hát Duyệt Thị Đường. Không nhất thiết phải đi hết Đại Nội về đêm, ngay trong không gian ấm cúng của Duyệt Thị Đường, du khách cũng đã có thể xem các trưng bày về mặt nạ tuồng, trang phục diễn xướng cung đình và những nhạc cụ độc đáo được sử dụng trong dàn tiểu nhạc, đại nhạc của Nhã nhạc. Mỗi hiện vật là một câu chuyện nhỏ giới thiệu về di sản văn hóa cung đình Huế, cũng là gạch nối để văn hóa truyền thống đồng hiện. “Để đảm bảo lượng người ra vào tác động càng ít càng tốt đến nhà hát, toàn bộ phần nền của Duyệt Thị Đường sẽ được bảo vệ bằng lớp thảm khác. Hy vọng, "Dạ tiệc Hoàng cung" sẽ là khoảng thời gian trải nghiệm thú vị dành cho du khách, tạo được ấn tượng tốt về một Hoàng cung lạ mà lại gần gũi”, bà Hoàng Thị Hường nói.

Trong một dịp đến Huế vào năm 2015, nữ nhà văn Mỹ Carol Howland – người từng đến Huế nhiều lần và từng xuất bản một số sách giới thiệu về văn hóa và con người Việt Nam, đã tiếc nuối khi chưa có dịp để được thưởng thức Nhã nhạc kết hợp phục vụ ẩm thực cung đình Huế trong không gian của Duyệt Thị Đường. Với người đến Huế từ một vùng đất xa như đất nước của bà, “đó là một trải nghiệm vừa thú vị vừa quý giá không gì so sánh được”, nữ nhà văn Carol Howland chia sẻ. Hy vọng, kỳ festival này, nữ nhà văn nhiệt tình ấy có dịp trở lại Huế và có thời gian để trải nghiệm “Dạ tiệc Hoàng cung”.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển

Ngày 9/11, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (từ năm 2021-2025) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn II (từ năm 2026 đến năm 2030).

Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển
Phát triển toán học Việt Nam bền vững

Chiều 22/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị sơ kết Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030. Dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, Trưởng Ban điều hành Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030.

Phát triển toán học Việt Nam bền vững
Return to top