ClockThứ Hai, 02/04/2018 13:15

Nhiều mới lạ ở “Chợ quê ngày hội”

TTH - Đó là thông tin được ông Nguyễn Phương Toàn, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Hương Thủy cho biết. Cùng với "Hương xưa làng cổ" (huyện Phong Điền) và "Sóng nước Tam Giang" (huyện Quảng Điền), “Chợ quê ngày hội” tiếp tục là bức tranh đồng quê đầy sắc màu giới thiệu về đời sống văn hóa nông thôn truyền thống sinh động tại Festival Huế 2018.

Hương Thủy thống nhất kế hoạch Tổ chức lễ hội Chợ quê ngày hội - Festival Huế 2016Công bố các chương trình, lễ hội chính tại Festival Huế 2018Lễ hội đường phố tại Festival Huế 2018: Sôi động hơn“Sắc màu” nghệ thuật tại Festival Huế

 Đua ghe trên dòng Như Ý

“Chợ quê ngày hội” là một trong những chương trình đồng hành có truyền thống với các kỳ festival Huế, được tổ chức trong không gian văn hóa làng quê của xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy. Thủy Thanh hôm nay vốn là làng Thanh Toàn, được khai phá và định danh từ năm 1558, do 12 vị khai canh theo chúa Nguyễn Hoàng vào đất Thuận Hóa. Với bề dày truyền thống văn hóa, Thủy Thanh đang lưu giữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo: cầu ngói Thanh Toàn, phủ thờ Tôn Thất Thuyết, đình làng Vân Thê; đình làng Thanh Thủy Chánh, hệ thống các nhà thờ họ tộc, hội bài chòi… Đây cũng là điểm đến của nhiều du khách có nhu cầu hoà mình cùng thiên nhiên, hay trải nghiệm cùng những sinh hoạt bình dị cùng người dân ở chốn quê thanh bình.

Đã là một hoạt động truyền thống, “Chợ quê ngày hội” của Festival Huế 2018 tiếp tục là một không gian văn hóa giàu bản sắc với những hình ảnh ước lệ về cảnh sinh hoạt đời sống hàng ngày của vùng nông thôn, như việc đi chợ, mua bán trên sông hay những thao tác như tát gàu sòng, đạp nước trên đồng ruộng, cất rớ, câu cá, chằm nón, vui hội bài chòi… Đây cũng là dịp để người dân tự hào giới thiệu về ẩm thực địa phương với đủ loại chè, bánh truyền thống Huế: bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bánh ít gai, bánh phu thê, bánh canh cá rô – cá lóc, chè bắp, chè hạt sen, chè đậu ván… Để những phiên chợ quê của Thủy Thanh không bị nhàm chán theo lệ đến hẹn lại lên, ngoài những hoạt động truyền thống, “Chợ quê ngày hội” ở Festival Huế 2018 sẽ có thêm nhiều điểm mới; đồng thời, công tác tổ chức cũng sẽ được thực hiện bài bản và chuyên nghiệp hơn.

Theo ông Nguyễn Phương Toàn, trên cơ sở những hoạt động vui chơi như những năm trước, “Chợ quê ngày hội” ở Festival Huế 2018 tiếp tục được mở rộng với không gian trưng bày cây cảnh, mở các phiên chợ đêm, lễ hội áo dài và nâng cấp hội bài chòi để xứng đáng với tầm Di sản văn hóa phi vật thể thế giới. “Toàn bộ ánh sáng, hình ảnh cũng được thay đổi so với những năm trước. Đặc biệt, thay vì cầu ngói Thanh Toàn chỉ là một công trình độc lập trong không gian chung, năm nay công trình này sẽ trở thành nền sau (background) cho sân khấu chính suốt kỳ lễ hội. Mặt khác, với sự ưu tiên hỗ trợ của Trung tâm Festival Huế, “Chợ quê ngày hội” sẽ có thêm chương trình lễ hội áo dài và Hương Thủy cũng sẽ được chọn lựa chương trình nghệ thuật của các đoàn quốc tế để phù hợp hơn với không gian và đời sống của người dân Thủy Thanh”, ông Toàn giới thiệu thêm.

Trong nhịp gấp rút chung của tỉnh chuẩn bị cho Festival Huế 2018, thị xã Hương Thủy cũng đang tích cực chuẩn bị cho “Chợ quê ngày hội”, từ khâu đẩy mạnh xã hội hóa, quảng bá tuyên truyền đến chăm chút từng phần việc, từng hoạt động để Thủy Thanh thực sự là một điểm đến cho những ai muốn khám phá và trải nghiệm chợ quê ngày hội.

Ngồi trong quán nước trước hiên nhà, bà Nguyễn Thị Kình, người được gọi là “chuyên gia” làm thơ về cầu ngói Thanh Toàn, niềm nở mời khách ngay cả khi giọng đã nghe “rẹc, rẹc”, “nhác chơi”. Khi hỏi về Festival Huế sắp tới, bà hồ hởi: “Sẵn sàng hết rồi. Tui có tham gia hò giã gạo, vui lắm”. Rồi bà hò xen lẫn trong những tiếng húng hắng ho: “Bước xuống Thanh Toàn bóng ngả chiều/ Tiếng chim cuốc cuốc gọi hoang liêu/ Nhìn Như Ý xuôi xuôi dòng nước/ Thấy Thanh Toàn ôi thật quá yêu…”.

Chuyển lời nhắn từ người phụ nữ nhiệt tình ấy: “Chợ quê” nhớ về nghe. Nhiều thứ hấp dẫn lắm…

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ số

Ứng dụng công nghệ số trong tái hiện, khám phá di tích lịch sử văn hóa đang mang lại nhiều trải nghiệm thú vị, sinh động cho du khách, giúp di sản trường tồn với thời gian.

Bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ số
Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển

Thừa Thiên Huế đang nỗ lực xây dựng và phát triển xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch. Ngành du lịch cùng các ban, ngành, đơn vị liên quan đang cố gắng tăng tốc để đạt được mục tiêu của Nghị quyết 04-NQ/TU đã được Tỉnh ủy ban hành.

Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển
Nền tảng phát huy các giá trị văn hóa, di sản

Hơn 20 năm kể từ khi được Quốc hội khóa X thông qua, Luật Di sản văn hóa đã thể chế hóa các quy định của Hiến pháp về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam.

Nền tảng phát huy các giá trị văn hóa, di sản
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Văn hóa vì hòa bình - Kỷ Niệm 70 năm Giải Phóng Thủ Đô

Sáng 6/10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999-16/7/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Sự kiện do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Văn hóa vì hòa bình - Kỷ Niệm 70 năm Giải Phóng Thủ Đô
Ổi tháng Mười

Thu đến, những chùm ổi nhà nho nhỏ, xinh xắn được tôi chú ý trước nhất. Chưa thấy quả đâu nhưng chỉ cần nghe mùi thơm thanh thanh quyện vào trong gió là biết ngay trong tán lá xanh um tùm kia, thể nào cũng có chùm ổi vàng ươm, ngọt ngào đang tỏa hương.

Ổi tháng Mười
Return to top