ClockThứ Sáu, 22/01/2016 11:03

Tiết mục nghệ thuật của Festival Huế 2016 dự kiến góp mặt tại Olympic 2020

TTH.VN - Ngày 21/1, đại diện tỉnh Okinawa – Nhật Bản có buổi làm việc với Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2016 về những thông tin liên quan khi đoàn nghệ thuật tỉnh Okinawa sang tham gia biểu diễn tại Festival Huế 2016.

Tại buổi làm việc, Giáo sư Hisae Takamine – Trường đại học Nghệ thuật Okinawa cho biết, sang biểu diễn tại Festival Huế 2016 là đoàn nghệ thuật có uy tín với những tiết mục vừa thể hiện nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản, vừa có tiết tấu sôi động, hấp dẫn. Hiện đoàn nghệ thuật của tỉnh Okinawa đang tích cực tập luyện, dàn dựng để phù hợp với tính chất và không gian biểu diễn của Festival Huế 2016, nhất là khi được trình diễn tại lễ khai mạc.


Tại buổi làm việc

Cũng là Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật Olympic 2020 diễn ra tại Nhật Bản, Giáo sư Hisae Takamine cho hay, tiết mục biểu diễn của đoàn nghệ thuật tỉnh Okinawa tại Festival Huế 2016 dự kiến sẽ góp mặt trong chương trình nghệ thuật của ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh sắp tới. Hy vọng, động thái này góp phần quảng bá Festival Huế đến gần hơn với công chúng trên toàn thế giới.
Thay mặt BTC, ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Giám đốc Trung tâm Festival Huế mong muốn tỉnh Okinawa sớm cung cấp những thông tin, hình ảnh, yêu cầu kỹ thuật của đoàn nghệ thuật để BTC và Tổng đạo diễn có thể sắp xếp vào các chương trình và địa điểm biểu diễn phù hợp.
Đức Quang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

Không chỉ vinh dự, những nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) xem đó còn là trọng trách nặng nề trong hành trình bảo tồn, trao truyền những giá trị văn hóa cho hậu thế. Họ như là vốn quý, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của đất nước.

Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật
Return to top