ClockThứ Ba, 01/05/2018 07:28

Dấu ấn văn hóa Hàn Quốc

TTH.VN - Tại Festival Huế 2018, dấu ấn văn hóa xứ sở Kim chi được thể hiện đậm nét khi các nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ Hàn Quốc giới thiệu đến công chúng các loại hình nghệ thuật đặc sắc, các sản phẩm thủ công truyền thống và tạo ra không gian trải nghiệm cho mọi người.

Tưng bừng Tuần lễ Nghệ thuật Hàn Quốc 2017

Vũ điệu dân ca sôi động

Tối 30/4, tại sân khấu Bia Quốc Học, Hiệp hội kỹ năng nghề truyền thống Hàn Quốc giới thiệu đến khán giả những tiết mục nghệ thuật đặc sắc của xứ sở Kim chi. Những bài dân ca, dân vũ sôi động trong tiếng chiêng, tiếng trống, những bộ Hanbok đầy sắc màu tạo ra một không gian của xứ Hàn không thể lẫn.

Ngoài tiết mục Pansori - một thể loại hát kể tiêu biểu của âm nhạc truyền thống Hàn Quốc được thể hiện bởi danh ca Lee Da Eun, khán giả còn được thưởng thức những tiết mục dân ca Jeongseong Arirang - Di sản phi vật thể đã được UNESCO công nhận của đoàn nghệ thuật nổi tiếng vùng Jeongseong. Trong tiết mục này, các nghệ sĩ chơi 4 loại trống truyền thống Hàn Quốc có tên là Samulnori, thường được biểu diễn ở các chương trình lễ hội đường phố.

Tiết mục biểu diễn của đoàn nghệ thuật Cheongseong arirang 

Hàn Quốc được mọi người biết đến bởi những bộ trang phục truyền thống Hanbok rực rỡ, đầy màu sắc. Tham dự Festival Huế lần này, nhà thiết kế Hanbok nổi tiếng Hàn Quốc Kang Young Suk mang đến 40 bộ Hanbok đa dạng kiểu dáng, được trình diễn bởi sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế.

Hanbok được ví như cửa sổ nhìn vào văn hóa truyền thống Hàn Quốc, gồm nhiều loại khác nhau dành riêng cho mỗi đối tượng. Hanbok dành riêng cho vua, hoàng hậu, quan lại khác với dân thường. Hanbok mặc trong hôn lễ truyền thống cũng khác với Hanbok mặc ngày thường, Hanbok của thiếu nữ lại không giống với Hanbok của phụ nữ đã có gia đình...

Trải nghiệm nghề truyền thống

Trong không gian của Bảo tàng Văn hóa Huế, Hiệp hội kỹ năng nghề truyền thống Hàn Quốc giới thiệu đến công chúng 41 sản phẩm thủ công truyền thống của 41 nghệ nhân, như: tranh giấy, hộp mỹ nghệ, phụ kiện Hanbok, họa tiết hoa bằng gỗ, khăn, túi xách, hộp bạc, lọ hoa, trâm cài, giày truyền thống... Đa phần các sản phẩm được làm từ thiên nhiên như gỗ, lá cây, sợi cây, da... Những sản phẩm này đều được chế tác bằng tay bởi các nghệ nhân có tuổi nghề trên 20 năm. Trong đó có những nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm với những sản phẩm được duy trì từ thời vua chúa đến nay.

Nghệ nhân Kim yoonsun mang đến phòng trưng bày những chiếc túi xách, dây đeo, vật dụng sử dụng trong khâu vá. Điều đặc biệt là chúng được đan từ giấy Hanji, loại giấy truyền thống của Hàn Quốc. Đây là những sản phẩm riêng có của Hàn Quốc mà không nơi nào trên thế giới có được. 

Sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Trường ĐH Ngoại ngữ - Đại học Huế trong trang phục hanbok

Để tạo ra một sản phẩm, bà Kim yoonsun phải mất hàng tháng trời quấn từng mảnh giấy trông như dệt vải, sau đó đan thành sản phẩm: “Có những sản phẩm công phu đến mức tôi phải làm trong ba tháng. Vì thế, nghề này đòi hỏi tính kiên nhẫn và yêu nghề mới theo đuổi được”. Nghệ nhân Kim yoonsun cho biết thêm, bà không biết nghề này có từ bao giờ, chỉ biết đây là nghề gia truyền được tiếp nối từ bà cố của bà đến nay. Cô con gái của bà là nghệ nhân Lim heejin cũng nối nghề truyền thống của gia đình.

Trải nghiệm làm dây đeo tay

Hiệp hội kỹ năng nghề truyền thống Hàn Quốc còn tạo cơ hội cho người dân và du khách được tham gia trải nghiệm kỹ thuật thủ công mỹ nghệ và mặc áo Hanbok truyền thống của Hàn Quốc. Hàng ngày, những người bạn đến từ Hàn Quốc chuẩn bị vật liệu bằng thủ công mỹ nghệ cho du khách trực tiếp làm vòng đeo tay, vòng đeo cổ, móc chìa khóa... Những ngày qua, không gian văn hóa này luôn tấp nập khách tham quan, đặc biệt là các bạn trẻ quan tâm đến văn hóa Hàn Quốc. Trần Thị Như Ngọc, sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc thích thú: “Cũng vì thích tìm hiểu văn hóa của Hàn Quốc nên em thi vào ngành Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc. Ngoài những kiến thức đọc được, đây là dịp để em tìm hiểu sâu và có những trải nghiệm thú vị”.

Clip vũ điệu sôi động 

 

Bài, ảnh, clip: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử:
Cách làm hay ở Kim Long

Đảng ủy phường Kim Long (TP. Huế) đã tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng địa phương. Đây là hình thức truyền thông giáo dục sinh động, không chỉ giúp lan tỏa giá trị lịch sử mà còn góp phần nâng cao nhận thức trong các tầng lớp Nhân dân…

Cách làm hay ở Kim Long
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Return to top