ClockThứ Hai, 06/12/2021 14:23

Các tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng giáo viên mầm non, phổ thông

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Chính sách mới về giáo dục có hiệu lực tháng 12Thủ tướng yêu cầu sửa quy định về chứng chỉ thăng hạng giáo viênGần 150 giáo viên tham gia kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệpKhông áp đặt chỉ tiêu thăng hạng giáo viênXét hồ sơ bổ sung cho giáo viên đủ điều kiện thăng hạngSở Giáo dục và Đào tạo sẽ kiểm tra, rà soát từng trường hợp cụ thểCác điều kiện xét thăng hạng giảng viên chính, giảng viên cao cấp

Thực hiện video hướng dẫn trẻ phòng chống dịch COVID-19, giáo viên đã thêm vào những đoạn nhạc, hình ảnh minh họa để trẻ dễ hiểu, dễ nhớ hơn về những kiến thức giữ gìn sức khỏe. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN

Thông tư quy định, giáo viên được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau: Cơ sở giáo dục có nhu cầu và được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý cử đi dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng; Được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhiệm; Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của hạng đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng theo quy định…

Trường hợp đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo Khoản 6 và 7 Điều 39 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì xác định đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký thăng hạng.

Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng II lên giáo viên hạng I được thực hiện thông qua việc xét, chấm điểm hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng và kiểm tra, sát hạch theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I của mỗi cấp học. Giáo viên hạng II dự xét thăng hạng lên giáo viên hạng I được tham dự kiểm tra, sát hạch khi điểm hồ sơ đạt 100 điểm theo thang điểm quy định.

Việc kiểm tra, sát hạch được thực hiện bằng hình thức làm bài trắc nghiệm hoặc phỏng vấn. Đối với hình thức làm bài trắc nghiệm, thời gian thực hiện là 60 phút; đối với hình thức phỏng vấn, thời gian không quá 15 phút/người.

Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II được thực hiện thông qua xét và chấm điểm hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II của mỗi cấp học.

Người được xác định trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải có đủ đủ hồ sơ kèm theo các minh chứng theo quy định. Đối với trường hợp dự xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I, điểm chấm hồ sơ phải đạt 100 điểm và điểm kiểm tra, sát hạch phải đạt từ 15 điểm trở lên. Đối với trường hợp dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II, điểm chấm hồ sơ phải đạt 100 điểm.

Trường hợp số lượng hồ sơ xét thăng hạng đáp ứng yêu cầu nhiều hơn số chỉ tiêu thăng hạng được cấp có thẩm quyền giao, đối với trường hợp dự xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I: lấy điểm kiểm tra, sát hạch từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu. Đối với trường hợp dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II, sử dụng quy định về nhiệm vụ của hạng II để làm căn cứ xét thăng hạng, lấy điểm chấm minh chứng về các nhiệm vụ của hạng II mà giáo viên hạng III đã thực hiện trong 6 năm liền kề trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét theo thứ tự từ cao đến thấp. 

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/1/2022.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học bằng... trải nghiệm

Nhiều năm nay, Trường mầm non Vĩnh Ninh là một điểm sáng giáo dục của thành phố Huế, với các hoạt động trải nghiệm được nhà trường đặc biệt coi trọng.

Học bằng  trải nghiệm
Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá

Ngày 15/10, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh mục tiêu thể thao Việt Nam đạt vị trí tốp ba Đông Nam Á, tốp 20 châu Á, có huy chương tại Olympic và Paralympic. Theo các chuyên gia, hầu hết các mục tiêu đề ra phù hợp với thực lực của thể thao nước ta, nhưng cần sớm có điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, nhất là về kinh phí trong việc huy động nguồn lực đầu tư.

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá

TIN MỚI

Return to top