ClockThứ Hai, 11/12/2023 06:39

Cô gái khiếm thị và hành trình du học

TTH - Bọn trẻ ở Trung tâm Giáo dục – Hướng nghiệp (GD-HN) trẻ em mù thường kháo nhau, chị Yến Anh giỏi lắm, là người khiếm thị nhưng lại đi du học, rồi tốt nghiệp thạc sĩ bằng giỏi hẳn hoi… Chúng xem Yến Anh như tấm gương sáng để nỗ lực phấn đấu.

Chị Thanh vượt khóCải thiện đời sống cho người khiếm thịDạy trẻ khiếm thị bằng trái tim yêu thương

 Yến Anh đã hoàn thành chương trình học thạc sĩ ở nước ngoài. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nguyễn Thị Yến Anh, sinh năm 1992, đã vượt qua khó khăn để bảo vệ thành công tấm bằng thạc sĩ danh giá tại Úc. Mới 5 tuổi, Yến Anh được bố mẹ đưa vào Trung tâm GD–HN trẻ em mù tỉnh khi phát hiện em bị nhãn cầu teo. “Lúc đó, nhiều người bàn tán dữ lắm, cứ bảo bố mẹ không thương con, không bao bọc con. Thực sự, tôi đứt từng khúc ruột mới đem con lên học hòa nhập. Vì ngay từ bé, Yến Anh đã rất thích đi học”, chị Hồ Thị Ân - mẹ của Yến Anh giãi bày.

Năm học lớp 4, Yến Anh được học hòa nhập tại Trường tiểu học Trường An. Rồi em tiếp tục học ở Trường THCS Hùng Vương và Trường THPT Hai Bà Trưng. Siêng học, nên cứ đến giờ ra chơi, Yến Anh lại nhờ bạn đọc kiến thức trong sách giáo khoa rồi tự viết lại bằng chữ nổi. Những buổi học lý thuyết nhiều, Yến Anh gõ bài tới nỗi tê cứng đôi bàn tay. Yến Anh học giỏi đều các môn nhưng thích nhất vẫn là môn tiếng Anh. Khi máy tính cài được phần mềm hỗ trợ đọc màn hình, em tự lên mạng internet học tiếng Anh và chỉnh sửa phát âm.

Ước mơ trở thành sinh viên ngoại ngữ của Yến Anh không thực hiện được, vì thời điểm đó, Trường đại học Ngoại ngữ Huế từ chối nhận sinh viên khiếm thị do chưa có thiết bị và kỹ năng để đào tạo chuyên biệt. Yến Anh chọn thi vào ngành Đông phương học, Trường đại học Khoa học Huế. Em cảm thấy may mắn khi từ ngành học này, có thể hiểu nhiều thêm về văn hóa của các nước trên thế giới.

Năm 2014, Yến Anh tham gia khóa đào tạo công nghệ thông tin cho người khiếm thị tại Malaysia do Teruko lkeda Nhật Bản tổ chức. Có vốn tin học kha khá, cô tham gia cuộc thi International Braille reading and writing contest (đọc, viết tiếng Anh bằng chữ Braille) do Hội Người mù Thái Lan tổ chức cho các nước Đông Á và đoạt giải Ba.

Tốt nghiệp đại học loại giỏi, lại hoàn thành chương trình tiếng Anh level 6 tại Đại học quốc tế RMIT, Yến Anh tìm được học bổng Australia Awards Scholarship (AAS) – học bổng chính phủ Úc cho chương trình thạc sĩ chuyên ngành quản lý lãnh đạo trong giáo dục tại Trường đại học LA – TROBE, thành phố Melbourne, Australia. Những ngày đầu đặt chân ở xứ người, Yến Anh được đưa một người thân đi theo hỗ trợ. Sau đó, cô được hướng dẫn cách đi lại, làm quen với phương tiện giao thông như tàu điện và xe buýt. Còn đến trường thì tự dùng gậy để đi. Yến Anh cho hay, hệ thống giáo dục của Australia khác Việt Nam nên lúc đầu em khá bỡ ngỡ. Học thạc sĩ phải tự học, tự nghiên cứu là chính. Tuy nhiên, sinh viên khiếm thị và khuyết tật nhận được sự hỗ trợ lớn ở Australia. Thầy cô ở trường thường gửi tài liệu học trước để Yến Anh nghiên cứu.

Nhờ sự chăm chỉ, nỗ lực, Yến Anh đạt kết quả học tập GPA 3.67/4.0. Sau 2 năm một mình nơi xứ người, Yến Anh nhận tấm bằng thạc sĩ tại La Trobe University ở Úc. Trở về Việt Nam, cô làm việc tại UNICEF Việt Nam. “Tôi mong muốn đưa dịch vụ hỗ trợ vào trường hòa nhập để giúp đỡ học sinh khiếm thị và khuyết tật. Khi được hỗ trợ một cách phù hợp và kịp thời, kết quả và thành tích học tập của các em sẽ được cải thiện", Yến Anh chia sẻ.

An Nhiên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Cầu mây & hành trình phía trước

Hiện tại, không phải cầu chinh, không phải Jujitsu và càng không phải bắn cung, mà cầu mây mới là bộ môn non trẻ nhất của thể thao Huế.

Cầu mây  hành trình phía trước

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Học viên du học Hiast đậu Visa cao đi du học hàn quốc Hướng dẫn bạn chứng minh tài chính du học hiệu quả 2025 Du học cấp 3 Mỹ
Return to top