ClockThứ Năm, 24/02/2022 08:50

Con sẽ trở lại trường học

Những lớp học “2 trong 1”

Làm sao con khóc? Nụ đứng cạnh sau đứa con trai mới lên 9 tuổi đang ngồi thu mình trên một chiếc ghế - góc học tập của bé, trên bàn học, trước mặt là một chén cơm cẩm chan xì dầu còn nguyên vẹn. Cậu bé từ từ ngước nhìn mẹ, giọt lệ long lanh, thấm nhanh vào khăn khi Nụ chấm chạm. Cô nâng chén cơm, cậu bé đón lấy rồi xúc từng thìa vơi như không thể vơi được nữa. Hồng (tên cậu bé) nhai từng hạt cơm như thể mon men đi trên triền đê làng gồ ghề đất đá. Con phải ăn hết chén cơm này mới uống được thuốc mới mau khỏi bệnh mà còn đến trường với các bạn và thầy cô, nhất là để gặp bạn Trăng Tròn (tên đi học là Viên Nguyệt) tặng bao lì xì hổ con và ôtô lego tự tay con làm nữa chứ...!

Nghe đến đây, đôi mắt cậu bé lấp láy, cậu hỏi mẹ rằng: Con vào bệnh viện một mình à? Không, có ba có mẹ, anh chị đây. Rồi bất chợt nhìn lên trời, cậu bé hỏi tiếp: Có khi nào con lên trên kia không mẹ? Hơn cả ngạc nhiên, là nỗi xót xa nao lòng. Nụ không hề nghĩ ở cái tuổi thần tiên hồn nhiên như Hồng lại thốt ra được lời vỡ vạc, chững chạc vốn thuộc về lứa tuổi trưởng thành khi nói đến dịch bệnh COVID-19.

Cả nhà, bố mẹ, ông bà, cô chú khi được CDC test đều bình thường, chỉ mỗi Hồng bị nhiễm COVID-19 nhưng ở thể nhẹ. Cậu bé có nước da trắng như trứng gà bóc, dáng mảnh khảnh,vốn hiếu động, cởi mở. Ngày tết lại trùng với sinh nhật của Hồng, các bạn kéo đến đông vui, hết phá cỗ bánh đến đua xếp lego. Có lẽ, vui với khách bạn vào những dịp ấy, không may sức đề kháng yếu mà mắc phải thôi. Nụ báo tin cho cô giáo chủ nhiệm. Hôm sau, nghe tin, phân nửa trong số đám trẻ hàng xóm và nhiều bạn học cùng lớp với Hồng cũng bị triệu chứng sốt, ho tương tự. Xóm nhà Nụ quyết định kết nối với nhau bằng zalo, do bác sĩ Bách - mẹ của Niên, bạn mới nhập học, cùng lớp với Hồng - làm trưởng nhóm, để hỗ trợ, tư vấn việc phòng ngừa, chăm sóc và điều trị. Nhờ vậy mà các trẻ nhỏ đều an toàn, nhanh chóng lành bệnh khi bị nhiễm và không làm lây lan thêm.

Ở xóm Nụ có nhiều người là công nhân và giáo viên mầm non, tiểu học, trong số đó có vài người làm ở trường mầm non tư thục. Nụ cũng là công nhân dệt may. Một thời gian dài tránh dịch, nhà Nụ gồm 9 miệng ăn, sống chủ yếu nhờ vào đồng lương công chức của chồng và lương hưu của bố mẹ chồng.

Nay, được mở cửa trở lại trên tất cả các lĩnh vực để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, chắc hẳn rất nhiều người, trong đó có Nụ, vỡ òa niềm vui có việc làm đồng nghĩa với có thu nhập để cải thiện cuộc sống.

Chỉ sau ba ngày xông xịt mũi miệng kết hợp với ăn uống tăng cường sức đề kháng theo chỉ dẫn của bác sĩ và kinh nghiệm dân gian, Hồng đã trở lại bình thường, chạy quanh phòng, dù rất muốn ra ngoài cùng với người thân và các bạn hàng xóm, nhưng chưa thể vì chưa đủ 7 ngày tự cách ly theo quy định. Được ông bà, cha mẹ khích lệ, cậu bé hết đọc truyện lại quay sang viết vẽ, cắt dán. Hồng đọc truyện bằng mắt rất nhanh, vẽ có cảm xúc, riêng cắt hình và viết chữ hơi bị nghệch ngoặc, thế nhưng luôn hướng đến chủ đề tổ quốc, quê hương, trường học và gia đình với cảm xúc thiêng liêng, giao hòa, đoàn viên,…

Khi Nụ đang bê khay cơm chiều đến, Hồng reo lên "ngon quá, nhớ những bữa cơm trưa với các bạn cùng lớp quá"! Con ăn nhiều vào, rồi con sẽ trở lại trường học, lại được thưởng thức những bữa cơm bán trú vui vẻ ấy. Cả hai mẹ con cùng cười, bên hiên nhà, bụi hồng đương nụ bụ bẫm, đượm nắng vàng ngày tháng Giêng xanh…

Kê Sửu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

Thật ngạc nhiên và cảm động khi chứng kiến một lớp học không cần bảng đen, những giáo viên dạy trẻ khiếm thị chỉ bằng tiếng gõ lạch cạch, cái sờ tay và bằng cả trái tim yêu thương.

Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

TIN MỚI

Return to top