ClockThứ Năm, 24/02/2022 07:00

Những lớp học “2 trong 1”

TTH - Hàng loạt học sinh và giáo viên thuộc diện F0 và F1 đã ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy và học của nhiều trường. Thế nên, dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến đang là lựa chọn tối ưu của nhiều trường học khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Giúp học sinh lấy lại cân bằng khi trở lại trườngLinh hoạt nhiều phương án, đảm bảo an toàn cho học sinh

Học sinh ở nhà cũng có thể tham gia vào lớp học trực tiếp

Kết nối với F0, F1

Em N.V.B, học sinh Trường THPT Hai Bà Trưng kể, khi biết tin mình có kết quả dương tính với COVID-19, em rất lo lắng. Qua thăm khám, em được các nhân viên y tế cho điều trị tại nhà bởi không có triệu chứng. Giáo viên chủ nhiệm đã hướng dẫn em vào học ở lớp học trực tiếp thông qua máy tính có kết nối trực tuyến tại nhà. "Học gián tiếp vẫn có thể tương tác, trả lời câu hỏi của giáo viên hoặc nghe các bạn trả lời câu hỏi trong tiết học. Em thấy như mình đang học ở trên lớp vậy”, B. chia sẻ.

Khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, nhiều trường đã xây dựng các kịch bản khác nhau và chuẩn bị các điều kiện để tổ chức dạy học, bằng cả hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Ngay cả bây giờ, dù giáo viên không thể đến trường nhưng việc dạy học của các lớp vẫn không bị xáo trộn bởi nhiều trường vẫn tổ chức dạy học qua hệ thống LMS. Tất cả các lớp học có tivi để kết nối internet và nhà trường đã nâng cấp phủ sóng wifi kết nối zoom ở tất cả các lớp nên các em vẫn có thể thuận lợi theo dõi bải giảng của giáo viên.

Trên lớp, giáo viên vẫn dạy trực tiếp, đồng thời sử dụng thiết bị ghi hình (như điện thoại, camera) đặt trên chân giá để ghi hình trực tiếp buổi học, phát qua phòng học zoom cho học sinh theo dõi. Giáo viên cố gắng đưa không khí lớp học trực tiếp đến các em. Như vậy, chỉ khác là học sinh không đến trường, còn mọi diễn biến và các hoạt động vẫn như ở trên lớp, từ việc phát biểu ý kiến, kiểm tra việc làm bài tập, trả lời câu hỏi của giáo viên hoặc nghe các bạn trả lời câu hỏi trong tiết học. Ngoài ra, Microsoft Teams có chức năng ghi hình, các video bài giảng sẽ được lưu lại giúp học sinh có thể mở ra xem lại khi cần thiết.

Thầy Ngô Đức Thức, Hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng cho biết: Để thích ứng với hình thức lớp học "2 trong 1", trường phải đầu tư lắp đặt webcam tại lớp học đảm bảo chất lượng về hình. Trường có 42 lớp, mỗi lớp đều được cấp 1 camera (lớp tự bảo quản), có tivi thông minh hoặc màn hình rộng và máy tính, phủ sóng wifi đủ cho kết nối zoom ở tất cả các lớp nên các em không thể đến trường vẫn có thể thuận lợi theo dõi bải giảng của các giáo viên. Riêng những giáo viên bị F0, nếu đủ sức khỏe vẫn có thể ở nhà giảng bài theo hình thức này khi học sinh đi học trực tiếp”.

Giáo viên linh hoạt

Để tổ chức một lớp học vừa có học sinh học trực tiếp, vừa có học sinh học trực tuyến, theo nhiều giáo viên sẽ không tránh khỏi lúng túng trong thời gian đầu. Giáo án khi dạy trực tiếp phải chuyển sang dạy vừa trực tiếp, vừa trực tuyến. Khi chuyển sang dạy trực tiếp là chính, những học sinh không thể đến trường phải theo dõi bài giảng qua máy tính sẽ ít nhiều bị hạn chế. Nhiều lúc nghe giảng không rõ, không nhìn được bảng, có em lại ngại hỏi thầy, cô giáo nên khâu thiết kế bài giảng đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, uyển chuyển để vừa đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức, vừa tương tác với học sinh.

Tất nhiên, để thích ứng với cách thức tổ chức lớp học này giáo viên phải có sự chuyển đổi, linh hoạt trong phương pháp giảng dạy. Đơn giản là thay đổi một vài thói quen như viết chữ to hơn, thường xuyên tương tác với lớp bên “cầu truyền hình” để các em có sự tập trung. Khi lớp học được chia thành 2 thì phải luân phiên để học sinh được học trực tiếp và có sự giám sát với lớp còn lại”, thầy giáo Lê Quốc Anh, giáo viên Trường THPT chuyên Quốc Học nói.

Hiện tại, nhiều trường học ở Thừa Thiên Huế đang thực hiện ba hình thức dạy học: trực tiếp hoàn toàn; trực tuyến 100% với một số lớp; trực tiếp kết hợp bố trí để một số học sinh tham gia lớp học qua thiết bị học trực tuyến trên máy tính và nối camera ghi hình tại lớp học. Ông Nguyễn Phú Thọ, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Quốc Học cho biết: Trong tình huống phải linh hoạt như hiện nay, giáo viên cần tăng cường giao việc, áp dụng phương tiện liên lạc điện tử (nhóm học tập trên zalo, facebook, các phần mềm ôn luyện, giám sát học sinh tự học) để hướng dẫn, giải đáp cho học sinh. Tất nhiên, các hình thức gián tiếp không thể thay thế hoàn toàn dạy học trực tiếp nhưng nó có ưu điểm riêng nếu chúng ta tận dụng được càng nhiều càng tốt, cả khi học sinh đã quay lại trường.

Dù chỉ là phương thức dạy học thích ứng trong dịch bệnh, nhưng mô hình lớp học "2 trong 1" đã mang lại hiệu quả. Học sinh đang là F0, F1 không cảm giác bị bỏ rơi mà nhà trường lại chủ động trong kế hoạch dạy và học. Chưa kể, không khí của lớp học trực tiếp còn lan tỏa, kích thích mong muốn được đến trường của học sinh sau khi khỏi bệnh.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tận dụng kỳ nghỉ lễ để ôn thi

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhiều học sinh cuối cấp đã gác lại kế hoạch nghỉ ngơi, vui chơi để tập trung ôn tập kiến thức, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng sắp tới. Đây cũng là dịp phụ huynh có thời gian rảnh để đồng hành cùng con.

Tận dụng kỳ nghỉ lễ để ôn thi
Đầu tư cho học sinh đi thi quốc tế

Để ươm mầm cho học sinh đi thi và đoạt giải quốc tế, Trường THPT chuyên Quốc Học – Huế xây dựng lộ trình bồi dưỡng bài bản. Đằng sau những tấm huy chương là không ít mồ hôi, công sức của thầy và trò.

Đầu tư cho học sinh đi thi quốc tế
“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con

TIN MỚI

Return to top