ClockThứ Sáu, 21/07/2023 15:00

Dạy học gắn với di sản, văn hóa địa phương

TTH - Đổi mới chương trình, sách giáo khoa khẳng định tầm quan trọng của mục tiêu giáo dục văn hóa địa phương thông qua các môn học, đặc biệt là qua các hoạt động trải nghiệm sinh động, hấp dẫn.

Sách giáo khoa mới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Chú trọng phát triển Đảng trong học sinhThừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng

leftcenterrightdel
Học sinh tham quan các điểm di tích lịch sử 

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có môn học mới là giáo dục địa phương bên cạnh môn lịch sử và địa lý, khoa học tự nhiên, hoạt động trải nghiệm. Môn giáo dục địa phương, bao gồm các nội dung về ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, mỹ thuật… của địa phương được đưa vào kế hoạch giáo dục với 35 tiết/35 tuần. Đây là hình thức dạy học giàu sáng tạo, sinh động, trực quan, hấp dẫn, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc giáo dục truyền thống văn hóa, văn hiến của quê hương cho học sinh.

Khi dạy về lịch sử địa phương, các trường thường tổ chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm tại các di tích để có cái nhìn thực tế. Nhiều trường tổ chức cho học sinh tham quan di tích, chiêm ngưỡng kỷ vật, nghe thuyết minh, kể chuyện lịch sử, tự tay làm hoa giấy Thanh Tiên… Học sinh rất hứng thú khi học thực tế ở các di tích này vì “trăm nghe không bằng một thấy”. Cô Đào Thị Hường, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Hải (Phú Vang) cho biết: Chúng tôi tổ chức trải nghiệm cho học sinh đọc sách trong không gian văn hóa Huế. Các em vừa khám phá vẻ đẹp cảnh quan, môi trường cũng như các giá trị văn hóa biểu hiện trên dấu tích của thơ ca, trò chơi dân gian… Các em có cơ hội vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn hằng ngày.

 Xu hướng của nhiều gia đình là muốn quan tâm nuôi dưỡng tình yêu di sản cho con từ nhỏ. Chị Nguyễn Thị Ánh, một phụ huynh có con học tiểu học ở thành phố Huế chia sẻ, dù bận rộn với công việc nhưng mình luôn thu xếp thời gian đưa hai con đi tham quan các di tích lịch sử văn hóa, tạo cơ hội cho con được ra ngoài tiếp xúc với môi trường xung quanh, giúp con mạnh dạn, tự tin hơn. Qua những hình ảnh, những câu chuyện mà các con được tiếp xúc từ nhỏ, sẽ kích thích trí tò mò, khơi gợi mong muốn tìm hiểu, khám phá về di sản văn hóa khi các con lớn hơn.

Theo các chuyên gia về di sản, qua những trải nghiệm từ thực tế, các em tiếp thu nhiều điều bổ ích, nâng cao tinh thần tập thể, nề nếp, kỷ luật, biết quan sát thế giới xung quanh, có hiểu biết cơ bản về giá trị di tích, di sản văn hóa, rèn luyện nhiều kỹ năng... Bằng việc gợi mở vấn đề, đặt câu hỏi, tạo cho các em cơ hội tự khám phá, tự trải nghiệm. Thế nên, vai trò của giáo viên, đặc biệt là những người làm công tác quản lý di tích, các hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại điểm rất quan trọng. Họ không những phải nghiên cứu di sản để tìm ra khía cạnh phù hợp với trải nghiệm của từng lứa tuổi học sinh, mà còn phải luôn trau dồi và tự làm mới cách truyền đạt, giới thiệu, làm mới chính những câu chuyện kể để dẫn dắt, gợi cảm hứng tìm hiểu cho học sinh.

Sau nhiều năm tổ chức hình thức dạy học gắn với di sản, học sinh hào hứng, ủng hộ. Tuy nhiên, để dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh thì cần phải đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học. Và thực hiện hoạt động ngoại khóa chính là cách để đa dạng hóa điều đó.

Bài, ảnh: An Nhiên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

Tự tin, năng động và sáng tạo, cô gái 9X Trần Thị Ngọ để lại dấu ấn tích cực với các sản phẩm khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy nông sản địa phương và mở ra con đường khởi nghiệp bền vững cho phụ nữ nông thôn.

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử:
Cách làm hay ở Kim Long

Đảng ủy phường Kim Long (TP. Huế) đã tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng địa phương. Đây là hình thức truyền thông giáo dục sinh động, không chỉ giúp lan tỏa giá trị lịch sử mà còn góp phần nâng cao nhận thức trong các tầng lớp Nhân dân…

Cách làm hay ở Kim Long
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số

TIN MỚI

Return to top