ClockThứ Hai, 13/09/2021 09:13

EVN ủng hộ 24.000 máy tính cho chương trình 'Sóng và máy tính cho em'

Tối ngày 12/9/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Lễ phát động trực tuyến Chương trình "Sóng và máy tính cho em".

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi chung tay, góp sức hỗ trợ “sóng và máy tính” cho hàng triệu học sinh, sinh viênMáy tính bảng Lenovo Tab M8 cho trẻ emTrẻ em không nên sử dụng thiết bị điện tử trong 3 giờ trước khi ngủCô học trò nghèo rất cần sự giúp đỡTrẻ em thỏa sức học tập với trường học trực tuyến

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Chương trình diễn ra tại các điểm cầu Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng 63 điểm cầu tại các địa phương trên cả nước.

Trên tinh thần xác định đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực và thể hiện tinh thần thần trách nhiệm, góp phần chung tay cùng cả cộng đồng xã hội chăm lo cho thế hệ tương lai của đất nước, đặc biệt là trẻ em tại những khu vực khó khăn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tham gia ủng hộ chương trình này tổng cộng 24.000 máy tính (tương đương số tiền 60 tỷ đồng).

Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 3/9/2021 về việc ưu tiên nguồn lực hỗ trợ học sinh khó khăn không có phương tiện học tập trực tuyến, bảo đảm công bằng trong tiếp cận phương thức dạy và học mới và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 6235/VPCP-KGVX ngày 07/9/2021 về việc xây dựng và triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, Bộ Thông tin & Truyền thông và Bộ Giáo dục & Đào tạo đang thống nhất để ban hành Kế hoạch Phối hợp thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

Theo Kế hoạch, Chương trình “Sóng và máy tính cho em” có 3 nội dung: thứ nhất, chương trình hướng tới phủ sóng 100% toàn bộ 283 điểm chưa có kết nối internet di động tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và thực hiện học trực tuyến và hoàn thành trong tháng 9/2021. Đồng thời, chương trình cũng sẽ phủ sóng 100% toàn bộ 1.910 điểm chưa kết nối internet di động trên toàn quốc và được đặt mục tiêu hoàn thành trong năm 2021.

Ngoài ra, chương trình sẽ hỗ trợ máy tính phục vụ học trực tuyến. Giai đoạn 1, trong năm 2021, dự kiến huy động 01 triệu máy tính cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên toàn quốc; trước mắt ưu tiên cho các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và thực hiện học trực tuyến. Giai đoạn 2, từ năm 2022 - 2023, tiếp tục phát động Chương trình để huy động mọi nguồn lực trong xã hội, hướng tới mục tiêu 100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên toàn quốc được trang bị máy tính để có thực hiện học trực tuyến.

Thứ ba, chương trình sẽ có các hỗ trợ khác cho các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và tổ chức dạy và học trực tuyến. Cụ thể, sẽ miễn phí 100% việc sử dụng các nền tảng dạy, học trực tuyến Việt Nam đã được công bố. Ngoài ra sẽ miễn phí 100% cước internet di động khi sử dụng các nền tảng dạy, học trực tuyến Việt Nam đã được công bố; hỗ trợ các gói cước, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ việc dạy và học trực tuyến bao gồm: máy chủ, chỗ đặt máy chủ, đường truyền internet đảm bảo việc dạy, học trực tuyến.

Chương trình “Sóng và máy tính cho em” sẽ huy động nguồn lực tổng thể của các ban, bộ, ngành và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân để hỗ trợ học sinh, sinh viên trên cả nước đủ điều kiện học trực tuyến, thúc đẩy phát triển xã hội số bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả; đặc biệt trước mắt cần bảo đảm không để học sinh nào “bị bỏ lại phía sau”, không thể hoàn thành chương trình học tập do ảnh hưởng của đại dịch COVID- 19.

Ngoài thực hiện ủng hộ 24.000 máy tính, EVN cũng thực hiện 5 đợt giảm giá điện, giảm tiền điện và tích cực tham gia nhiều hoạt động an sinh xã hội để chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Trong gần 2 năm qua, mặc dù EVN gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch COVID-19 nhưng trên tinh thần tích cực chia sẻ với những khó khăn của các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và các cơ sở cách ly, cơ sở y tế phòng chống dịch, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành để cho phép thực hiện việc giảm giá điện, giảm tiền điện trong 5 đợt trong các năm 2020 và 2021 với tổng số tiền là hơn 16.950 tỷ đồng.

Ngoài ra, toàn bộ công nhân viên tập đoàn đã và đang tiếp tục chung tay cùng cộng đồng triển khai nhiều hoạt động ủng hộ, hỗ trợ phòng chống dịch cho các địa phương và cơ sở y tế. Chỉ tính riêng đối với đợt dịch COVID-19 từ cuối tháng 4 cho đến nay, EVN và các đơn vị thành viên đã đóng góp ủng hộ, hỗ trợ các hoạt động phòng chống dịch với tổng số tiền khoảng 560 tỷ đồng; trong đó, EVN đã ủng hộ Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 số tiền 400 tỷ đồng.

Theo Tin tức TTXVN  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả

Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và vận hành doanh nghiệp (DN) hiệu quả là nội dung khóa đạo tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức trong 2 ngày 22 và 23/11.

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Trò đến lớp, thầy vui!

Bên cạnh dạy học, thầy cô giáo ở vùng cao A Lưới còn phụ trách thêm công tác vận động học sinh đến trường. Thấy học sinh nghỉ học dài ngày, có nguy cơ bỏ học, sau giờ dạy, giáo viên lại tìm đến nhà tìm hiểu, động viên, nhắc nhở. Niềm vui giản dị của các nhà giáo nơi đây là được thấy học sinh trở lại trường.

Trò đến lớp, thầy vui

TIN MỚI

Return to top