ClockThứ Năm, 17/12/2015 18:13

Trẻ em thỏa sức học tập với trường học trực tuyến

TTH - Ngoài đầu tư trang thiết bị, máy móc, dự án "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet công cộng tại VN" (BMGF-VN), tại các điểm truy cập còn có cán bộ hướng dẫn, sử dụng, giúp phụ huynh yên tâm hơn khi cho con em học tập trực tuyến.
Trẻ em truy cập internet công cộng tại các điểm dự án BMGF-VN đầu tư máy móc, trang thiết bị

Nhằm giúp trẻ em thuận tiện hơn trong việc truy cập internet, dự án BMGF-VN đầu tư thiết lập chuyên mục mới dành cho thiếu nhi, với tên gọi “Chuyên mục trẻ em với internet” trên website của dự án www.bmgf.vn.

Khi truy cập vào chuyên mục này, các em sẽ tìm kiếm được những thông tin bổ ích, phục vụ cho việc học tập. Theo đó, các kiến thức được phân loại theo trình độ, tuần học của các em. Các bài luyện tập, thực hành cũng được xây dựng một cách bài bản, khoa học giúp học sinh được học tập, thực hành trong môi trường thoải mái, không gò bó. Các bài học, thực hành còn có hệ thống chấm điểm giúp các bậc phụ huynh có thể theo dõi và đánh giá được trình độ của con em mình. Điều làm phụ huynh yên tâm hơn cả là tại các điểm truy cập, hàng ngày đều có cán bộ túc trực, hướng dẫn các em sử dụng internet, đồng thời, hạn chế việc các em truy cập các trang web đen, có nội dung xấu, không lành mạnh.
Ngoài kiến thức từ sách vở, chuyên mục “Chuyên mục trẻ em với internet” còn bổ sung nhiều kiến thức về IQ, kỹ năng sống thông qua các bài kiểm tra, video tình huống giúp trẻ phát triển toàn diện cả về trí tuệ, cách ứng xử, xử lý tình huống nhằm từng bước hoàn thiện nhân cách của các em. Bởi, các bài tập tại chuyên mục không đơn thuần là các phép tính khô khan, đoạn hội thoại tiếng Anh nhàm chán, mà được xây dựng theo phương pháp mới, với hình ảnh và âm thanh trực quan, sinh động giúp việc học tập đối với trẻ em trở nên dễ dàng, thú vị hơn, đúng với phương châm chơi mà học, học mà chơi như mục đích, ý nghĩa mà chuyên mục đề ra. Trang web cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện, cuộc thi giúp các em có cơ hội thử sức, giao lưu, kết bạn với nhiều bạn bè trên mọi miền tổ quốc. Đây được ví như sân chơi bổ ích, lý thú, lành mạnh với các em học sinh, nhất là học sinh vùng nông thôn.
Em Phan Nguyễn Như Quỳnh ở thị trấn Tứ Hạ (Hương Trà) vui vẻ: “Lúc rảnh rỗi sau giờ học hoặc ngày nghỉ, thứ bảy, chủ nhật, em thường xin phép bố mẹ đến điểm truy cập internet công cộng để tham gia các cuộc thi, trò chơi đố vui để học. Em học được rất nhiều điều bổ ích. Nhờ “Chuyên mục trẻ em với internet” mà em có thêm nhiều phương pháp giải toán, làm bài tập tiếng Việt, tập làm văn tốt hơn. Em cũng có thêm nhiều bạn ở các nơi khác nữa!”.
Theo thống kê của dự án BMGF-VN, tại các điểm truy cập internet công cộng, sau khi được trang bị đầy đủ máy vi tính có kết nối inernet băng thông rộng, lượng học sinh, sinh viên, thanh niên,… đến tìm kiếm thông tin, vào mạng khá đông, trong đó phần lớn vẫn là các em học sinh THCS và THPT ở vùng nông thôn. Từ thông tin thu thập, tìm kiếm được, nhiều học sinh áp dụng linh động, sáng tạo vào học tập, giúp nâng cao kết quả hàng năm. Nhờ thế, tỷ lệ học sinh giỏi, khá ở nhiều trường học trên địa bàn nông thôn được nâng lên rõ rệt.
Linh Đan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyển sinh Đại học 2024: Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển từ ngày 18/7

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản gửi các đại học, học viện, trường đại học; các trường sĩ quan có đào tạo trình độ đại học; các trường cao đẳng tuyển sinh ngành Giáo dục Mầm non; các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.

Tuyển sinh Đại học 2024 Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển từ ngày 18 7
Bắc cầu giao lưu văn hóa Việt Nam - Lào

Cầu nối về văn hóa được Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế vừa mới “bắc nhịp” khi cùng đối tác phối hợp tổ chức các triển lãm mỹ thuật trên hai đất nước Việt Nam và Lào.

Bắc cầu giao lưu văn hóa Việt Nam - Lào
Cổ phục & học đường

Từ tình yêu dành cho trang phục truyền thống, Trịnh Thị Khánh Linh và Nguyễn Lê Vĩnh Khang, học sinh lớp 9, Trường THCS Chu Văn An mày mò nghiên cứu, đề xuất nhiều giải pháp khả thi để lan tỏa cổ phục trong đời sống đương đại, đưa cổ phục đến gần hơn với các bạn học sinh.

Cổ phục  học đường

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top