ClockThứ Sáu, 06/01/2017 14:29

Giúp trẻ phát triển toàn diện hơn

TTH - Trách nhiệm của giáo viên mầm non những năm gần đây không giới hạn ở giữ trẻ mà là mở rộng biên độ vào giáo dục chuyên sâu.

Chương trình giáo dục mầm non mới đòi hỏi giáo viên phải là người đặt những viên gạch đầu tiên cho ngôi nhà tư duy của trẻ. Từ tạo thói quen, kỹ năng giữ gìn sức khỏe, vệ sinh cá nhân, môi trường cho đến ý thức về sự an toàn. Và, "Giáo dục phát triển vận động (GDPTVĐ) cho trẻ" là một chuyên đề có giá trị giáo dục chuẩn mực được các trường mầm non triển khai một cách chuyên sâu và bài bản.

Trong giờ học chuyên đề Giáo dục phát triển vận động ở Trường Mâm Non I

Cô Hồ Thị Ngọc Như, phụ trách bậc mầm non Phòng Giáo dục & Đào tạo TP. Huế cho biết, GDPTVĐ đòi hỏi một số điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị chuẩn hoá. Vì thế, khi triển khai, ngoài hỗ trợ của ngành, các trường chủ động tìm nguồn thông qua phối hợp với các tổ chức, cá nhân để thực hiện công tác xã hội hóa. Nhiều trường đã làm rất tốt công tác này nên trong quá trình chuẩn bị cũng như khi thực hiện đã tìm được nhiều nguồn hỗ trợ để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ chơi, mang lại hiệu quả thiết thực về điều kiện học tập của trẻ.

Cô Phương Tâm - Hiệu trưởng Trường Mầm non I (TP. Huế) nhận định: “Chuyên đề GDPTVĐ giúp trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và đặc biệt phát triển các tố chất vận động nhanh, mạnh, bền, dẻo dai và khéo léo, góp phận nâng cao tầm vóc và thể lực cho trẻ một cách rõ rệt. Với Huế, việc triển khai thực hiện chuyên đề khá phù hợp với tình hình thực tế”.

Để thực hiện chuyên đề GDPTVĐ, nhiều trường mầm non có sự sáng tạo, đa dạng hoá hình thức tổ chức các hoạt động GDPTVĐ. Nhiều đơn vị tự làm đồ chơi phục vụ các tiết học thể chất đạt hiệu quả cao. Hằng năm, các trường tổ chức tốt hội thi của cô và trẻ lồng ghép với chuyên đề GDPTVĐ, qua đó không chỉ đánh giá chất lượng giáo dục mà còn tuyên truyền sâu rộng trong phụ huynh ý nghĩa và tầm quan trọng của PTVĐ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. "Từ khi đưa chuyên đề vào ứng dụng, trẻ được vận động, vui chơi và chăm sóc tốt hơn, kênh sức khoẻ của trẻ thay đổi theo hướng tích cực, điều này khiến phụ huynh an lòng và càng hỗ trợ cho trường nhiệt tình hơn...", cô Phương Tâm hồ hởi.

Cô Cái Cẩm Hương (Phú Lộc) cũng cho rằng, GDPTVĐ có giá trị kích cầu hoạt động vận động cho trẻ trên diện rộng. Ở Phú Lộc, nhiều trường như Hưng Lộc (Lộc Bổn), Hương Mai (Vinh Hưng) Sao Mai (Lộc Trì) làm rất tốt chuyên đề này.

Theo đánh giá chung, chuyên đề GDPTVĐ góp phần quan trọng trong mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục bậc mầm non. Trẻ được vui chơi nên phụ huynh yên tâm, tỷ lệ huy động trẻ đến lớp cao, tỷ lệ trẻ nghỉ học các buổi trong năm giảm, trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cũng có dấu hiệu giảm… Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn gặp không ít khó khăn, nhất là ở những trường không gian sư phạm chật hẹp, trang thiết bị, đồ chơi GDPTVĐ cho trẻ còn thiếu hoặc chắp vá... Do vậy, các trường học thường phải tận dụng tối đa các khoảng trống trong trường, không gian quanh các lớp học để bố trí, lắp đặt thiết bị, góc vận động nên chất lượng thực hiện chuyên đề chưa thật cao… là những băn khoăn khi đưa chuyên đề GDPTVĐ vào trường.

Bài, ảnh: Hương Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyên dương 26 giáo viên, giảng viên trẻ tiêu biểu

Chiều 15/11, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn tổ chức Chương trình tuyên dương “Giáo viên, Giảng viên trẻ tiêu biểu” lần thứ III, năm 2024 nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).

Tuyên dương 26 giáo viên, giảng viên trẻ tiêu biểu
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó

TIN MỚI

Return to top