ClockThứ Ba, 22/12/2020 10:22

Sinh viên làm thêm: Hấp dẫn và “đau đầu”

TTH.VN - Tìm kiếm những công việc làm thêm là một cơ hội tốt để sinh viên vừa có thể trải nghiệm và học được các kỹ năng khác bên ngoài cánh cửa đại học, đồng thời còn có thể kiếm được một khoản tiền chi tiêu và phục vụ học tập.

Làm thêm, bớt… họcCho con làm thêm dịp hèSinh viên & chuyện làm thêmQuản lý sinh viên làm thêm trong lĩnh vực vận tải công nghệ

Đăng Nguyên -SV Trường ĐH Y Dược với công việc dạy kèm tại nhà

Làm thêm hấp dẫn sinh viên

Nếu có được công việc làm thêm, chắc chắn vấn đề kinh tế của các bạn sẽ bớt rắc rối hơn. Nhất là với các bạn sinh viên, đặc biệt là các bạn sinh viên ngoại tỉnh, xa nhà, cuối tháng thường là những ngày thiếu thốn khi bố mẹ chưa gửi tiền chi viện kịp.

Nhưng thay vì xin tiền bố mẹ hay vay nợ bạn bè,... các bạn có thể chủ động tìm kiếm công việc phù hợp để trang trải cuộc sống. Với những công việc nhẹ nhàng như bưng bê cafe, viết bài cộng tác cho các báo,... các bạn có thể kiếm được 1,5-3 triệu đồng/ 1 tháng. Còn nếu như làm các công việc tốt hơn như dạy kèm, pha chế, bán hàng online,... mỗi tháng các bạn có thể kiếm 3-5 triệu đồng là chuyện bình thường.

Bên cạnh đó, đi làm thêm sẽ giúp các bạn sinh viên rèn luyện kỹ năng và học được thêm nhiều thứ mà các bạn không ngờ đến. Đi làm thêm sẽ giúp sinh viên năng động, tự tin hơn, lại có thêm các mối quan hệ và trải nghiệm cuộc sống. Làm thêm cũng giúp sinh viên rèn dũa ý thức tự giác, tính cẩn thận, chịu khó, chăm chỉ đồng thời giúp các bạn làm quen với áp lực cũng như sự cạnh tranh. Những “chất liệu ấy” sau này sẽ giúp các bạn bớt bỡ ngỡ khi bước chân vào đời.

Kiếm việc làm thêm còn giúp các sinh viên khám phá ra thế mạnh, năng lực của bản thân. Tuổi sinh viên có lẽ là độ tuổi sáng tạo và thể hiện tốt nhất năng lực bản thân. Thông qua các việc tưởng chừng đơn giản trong làm thêm như đặt câu hỏi, lắng nghe, ứng xử với khách hàng,... sẽ cho các bạn những kinh nghiệm quý báu cũng như học được những bài học đắt giá từ những sai lầm khi làm việc.

Và những chuyện “đau đầu”

Tuy vậy, đi làm thêm lắm lúc cũng sinh ra những vấn đề đau đầu chứ không hoàn toàn chỉ là hiệu ứng tích cực.

Điều đầu tiên đó là tốn thời gian. Việc học ở trường đã chiếm trọn gần một nửa thời gian của các bạn, cho nên nếu đi làm thêm sẽ không có thời gian để sắp xếp học bài, làm việc nhóm hay tham gia các câu lạc bộ, hoạt động ở trường. Vô tình sẽ ảnh hưởng chất lượng học tập và các kỹ năng chuyên môn.

Chưa kể đi làm thêm sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Đặc biệt là lịch làm thêm vào buổi tối kết hợp với hoạt động nhiều như trong bưng bê ở nhà hàng, quán nhậu… khiến bạn không thể đi học vào buổi sáng tiếp theo, tệ hơn sẽ tạo thói quen xấu như tắm khuya dễ gây ra đau ốm bệnh tật làm các bạn vừa nghỉ học vừa nghỉ làm trong thời gian dài.

Nguyễn Giang Nam, SV Trường ĐHKH Huế với công việc làm thêm tại Cafe 1976 Hải Triều

Vậy phải làm thế nào để cân bằng, phân chia hợp lý giữa công việc làm thêm và việc học ở trường?

Đơn giản nhất là hãy chọn những công việc nhẹ nhàng, phù hợp với khả năng của các bạn cũng như là giúp các bạn phát triển được thế mạnh của mình. Ví dụ như nếu bạn là một sinh viên kinh tế thì nên lựa chọn làm các công việc như bán hàng online, thu ngân,… sẽ rất phù hợp. Hay nếu bạn là một sinh viên du lịch thì cộng tác viên biên dịch là một lựa chọn tốt để các bạn phát triển ngôn ngữ đang theo học

Hoặc là lựa chọn các công việc tốn ít thời gian mà vẫn đảm bảo được thời gian rảnh rỗi của các bạn như gia sư chẳng hạn. Một tuần bạn chỉ mất đến 2-3 buổi để dạy học trong thời gian 2-3 tiếng đồng hồ, mức lương lại cao, đồng thời cũng rèn luyện các kỹ năng, củng cố kiến thức rất phù hợp với sinh viên sư phạm và y dược.

Cuối cùng là hãy cân nhắc và xem xét thật kỹ lịch trình học tập của mình sao cho phù hợp. Đặc biệt hãy để ý đến các vấn đề thời gian, ca làm, lương,... để không ảnh hưởng đến vệc học và các quyền lợi cá nhân chính đáng của bạn

Nhật Nam (Khoa Báo chí - Trường ĐHKH Huế)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ:
Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước

PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Trường đại học Sư phạm, ĐHH là một trong những cơ sở giáo dục đại học chất lượng tốp đầu của cả nước. Tuy nhiên, để trở thành cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao thì trường phải có sự nhìn nhận, đánh giá một cách thực tiễn, khách quan để có sự đầu tư đúng hướng".

Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước
Lịch sự nơi giảng đường

Tác phong lịch sự, chuẩn mực, không chỉ giúp tạo ra nét văn minh nơi giảng đường, mà còn góp phần tạo nên những công dân toàn diện sau này.

Lịch sự nơi giảng đường

TIN MỚI

Return to top