ClockThứ Hai, 08/01/2024 13:29

Không đào tạo từ xa các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe và đào tạo giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không thực hiện đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên. Đây là điểm mới đáng chú ý trong Thông tư số 28/2023/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành.

Đào tạo giảng viên truyền thông phục vụ phát triển vùng trồng dược liệu Cần sự ghi nhận, động viên với đội ngũ nhà giáoỨng dụng công nghệ số vào giảng dạy lý luận chính trị Cập nhật kiến thức, ngành nghề mới vào đào tạoPhát huy vai trò của trường đại học trong thực hiện nhiệm vụ của các địa phương

Giờ học tại Phòng thực hành Sản và hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc trẻ sơ sinh ngày sau đẻ của Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh. Ảnh tư liệu: Anh Tuấn/TTXVN 

Cơ sở đào tạo thực hiện chương trình đào tạo từ xa đối với những ngành đã có quyết định mở ngành đào tạo và đã tuyển sinh tối thiểu 3 khóa liên tục theo hình thức chính quy.

Thông tư nêu rõ những yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa. Theo đó, hệ thống đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo đã được xây dựng hoàn chỉnh bảo đảm đầy đủ các thành phần theo quy định.

Chương trình đào tạo từ xa đã được xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định về chuẩn chương trình đào tạo.

Hệ thống kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bảo đảm khách quan, trung thực; đánh giá được quá trình học tập, đánh giá kết thúc học phần, môn học; kiểm soát và xác thực được việc học, làm bài kiểm tra, thi và thực hiện các nhiệm vụ được giao trong chương trình học tập của người học.

Đội ngũ giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý đủ về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu; đã được bồi dưỡng về kỹ năng, phương pháp giảng dạy và quản lý đào tạo từ xa.

Tối đa 30% khối lượng chương trình đào tạo từ xa được thực hiện bởi giảng viên thỉnh giảng và được tăng lên tối đa 50% khi và chỉ khi giảng viên thỉnh giảng là giảng viên cơ hữu của cơ sở phối hợp đào tạo theo quy định thực hiện trên 20% khối lượng chương trình đào tạo từ xa.

Các cơ sở phải bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, học liệu để triển khai thực hiện chương trình đào tạo từ xa.

Chương trình đào tạo từ xa là chương trình đào tạo đang áp dụng cho hình thức chính quy ngành đào tạo tương ứng của cơ sở đào tạo được điều chỉnh và mô tả cụ thể trong đề cương chi tiết của mỗi học phần cho phù hợp với hình thức đào tạo từ xa về phương pháp dạy - học, thời lượng dạy - học, học liệu, đánh giá kết quả học tập, trong đó yêu cầu sử dụng chủ yếu phương thức Mạng máy tính và viễn thông.

Chương trình đào tạo từ xa có kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa theo các tiến độ học tập khác nhau để định hướng cho người học, trong đó, tổng thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa không ngắn hơn so với hình thức đào tạo chính quy.

Chương trình đào tạo từ xa phải được công khai đối với người học trước khi tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học. Những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố trước khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho người học. Hằng năm, cơ sở đào tạo tổ chức rà soát, đánh giá và cập nhật chương trình đào tạo từ xa.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 12/2/2024.

TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần xác định lại chuẩn trình độ đào tạo giáo viên

Trong thời cuộc 4.0, chiến lược đào tạo nguồn nhân lực nói chung, đào tạo giáo viên nói viên cần có sự thay đổi cập nhật. Nên cân nhắc khả năng triển khai đào tạo thế hệ mới GV phổ thông các cấp ở trình độ thạc sĩ như cách làm ở các nước phát triển.

Cần xác định lại chuẩn trình độ đào tạo giáo viên
Cả nước thiếu 40.000 giáo viên mầm non, tiểu học

Theo thống kê mới nhất của Bộ GD&ĐT, cả nước hiện thiếu 40.000 giáo viên mầm non, tiểu học. Tuy nhiên, ở bậc THCS, THPT lại thừa tới 17.000 người. Đây là bài toán nan giải đối với ngành giáo dục.

Cả nước thiếu 40 000 giáo viên mầm non, tiểu học
Dự thảo Luật Giáo dục: Gần 239.000 giáo viên chưa đạt chuẩn sẽ thế nào?

Dự thảo Luật Giáo dục dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6. Với lộ trình như vậy, những nội dung được đặt ra trong dự thảo Luật có kịp thời gian để triển khai trong thực tiễn, cụ thể là quy định nâng chuẩn gần 239.000 giáo viên tiểu học, THCS từ trung cấp, cao đẳng hiện nay lên đại học?

Dự thảo Luật Giáo dục Gần 239 000 giáo viên chưa đạt chuẩn sẽ thế nào

TIN MỚI

Return to top