ClockThứ Tư, 28/10/2020 14:46

Đa dạng mô hình học tập ở thị trấn Sịa

TTH - Hội Khuyến học thị trấn Sịa (Quảng Điền) được triển khai thí điểm mô hình “Gia đình học tập, dòng họ học tập và cộng đồng học tập” của Hội khuyến học Thừa Thiên Huế.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tậpLo khuyến học, chăm khuyến tài

Năm 2014, hội chọn tổ dân phố Uất Mậu và An Gia, ban khuyến học họ Hoàng - An Gia, họ Nguyễn Đình - Uất Mậu và 3 gia đình trong mỗi tổ dân phố tham gia mô hình. Ban Thường vụ Hội Khuyến học thị trấn về tận các chi hội, ban khuyến học dòng họ tập huấn nội dung của các bộ tiêu chí đánh giá; vận động từng gia đình đăng ký tham gia. Giai đoạn 2016 – 2020, thị trấn Sịa triển khai đại trà các mô hình học tập.

Ban Thường vụ Hội Khuyến học thị trấn Sịa tham mưu với lãnh đạo thị trấn cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong các văn bản chỉ đạo của cấp trên vào chương trình công tác hàng năm. Thông qua các đoàn thể, hội cha mẹ học sinh, hội tuyên truyền về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời kết hợp với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Ban chấp hành hội tổ chức tập huấn, hội thảo cho các cán bộ chi hội, ban điều hành các tổ dân phố, các trưởng tộc. Cùng với tập huấn là vận động thành lập mới các ban khuyến học dòng họ.

UBND thị trấn Sịa giao nhiệm vụ, chỉ tiêu về xây dựng các mô hình học tập suốt đời đến các tổ dân phố và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn giai đoạn 2018 - 2020; kế hoạch tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Đề án 281, biểu dương khen thưởng tập thể và gia đình tiêu biểu. Ban Thường vụ hội liên kết, phối hợp có hiệu quả trong xây dựng thư viện tổ dân phố Thạch Bình để thực hiện nhà nhà học tập cùng nhau xây dựng tổ dân phố học tập; xây dựng tổ dân phố học tập Uất Mậu kết hợp với xây dựng đô thị văn hóa -  văn minh...

Giai đoạn 2016 - 2020, thị trấn Sịa có 1.620 gia đình học tập, đạt tỷ lệ 56,2%; 16 dòng họ, chiếm 72/7%, đạt danh hiệu "Dòng họ học tập"; 100% tổ dân phố và đơn vị đạt danh hiệu "Cộng đồng học tập và Đơn vị học tập ở cơ sở". Về tập thể, nổi bật có chi hội tổ dân phố Thạch Bình, An Gia, Khuông Phò và Uất Mậu; các ban khuyến học dòng họ Hoàng - An Gia, họ Nguyễn Đình - Uất Mậu, họ Bùi - Thạch Bình, họ Đoàn - Khuông Phò, họ Nguyễn - Giang Đông, họ Hoàng - Lương Cổ… Gia đình tiêu biểu có: ông Đỗ Xuân Thắng - Lương Cổ, ông Lê Phước Thụ - Vân Căn, ông Lê Ngọc Pháp - Uất Mậu, ông Lê Xê - Khuông Phò, ông Ngô Văn Hiếu - Thủ Lễ, ông Nguyễn Huỳnh - Thạch Bình, ông Lê Văn Định - An Gia, ông Lê Nguyện - Gia Đông…

Ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch Hội Khuyến học thị trấn Sịa cho biết, hội luôn nhận được được sự quan tâm của Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN và được các tầng lớp Nhân dân đồng tình hưởng ứng tham gia. Qua phong trào đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phương (thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2019 đạt 46 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 4,32%). Phong trào tạo được sự lan tỏa đến các tầng lớp Nhân dân, tạo điều kiện cho việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực góp phần thiết thực thực hiện đề án “Thị trấn Sịa đạt chuẩn Văn minh Đô thị”. Sự nghiệp giáo dục của địa phương phát triển bền vững, chất lượng mũi nhọn và đại trà không ngừng nâng cao, 5 trường học đều đạt chuẩn Quốc gia và là những đơn vị  xếp trong tốp đầu của huyện

Thực tế ở thị trấn Sịa còn cho thấy, nhiều hình thức học tập được phát triển như qua sách báo, truyền hình, tập huấn… đã nâng cao kiến thức cho người dân đã góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tác động, hiệu quả của việc học tập của người lớn cũng đã góp phần vào việc giữ gìn nếp sống văn minh đô thị, gia đình đoàn kết, hòa thuận, xây dựng gia đình văn hóa. Tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa của toàn thị trấn hằng năm trên 95%.

An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

Cùng với phát triển sâu rộng, tăng nhanh về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế - xã hội, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay cần có các giải pháp hiệu quả, thiết thực hơn nhằm hướng phong trào đến xây dựng các mô hình sản xuất mới.

Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới
Triển vọng từ mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ

Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn TX. Hương Thủy đã thay đổi tư duy canh tác khi mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng sen; trong đó, mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ đã cho thấy hiệu quả khi giúp nông dân mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.

Triển vọng từ mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ

TIN MỚI

Return to top