ClockThứ Hai, 28/02/2022 06:10

Kiểm soát, điều chỉnh kế hoạch dạy học từ cấp lớp

TTH - Các trường đại học (ĐH) tổ chức dạy học trở lại và việc phát hiện ca nhiễm COVID-19 là điều khó tránh khỏi. Để đảm bảo chương trình, việc kiểm soát, điều chỉnh kế hoạch dạy học được thực hiện ngay từ cấp lớp.

Linh hoạt phương án khi sinh viên trở lại trườngSinh viên Đại học Huế trở lại học trực tiếp từ 21/2Nhiều phương án dạy - học bậc đại họcA Lưới rà soát, đảm bảo an toàn khi cho học sinh trở lại trườngNhiều trường cho sinh viên đi học trở lại từ 15/10

Lớp học tại Trường Du lịch - Đại học Huế trong tuần đầu tiên trở lại học trực tiếp

Điều chỉnh kế hoạch khi phát hiện F0

Một tuần đầu sinh viên trở lại học tập trung, một số trường ĐH tại Huế phát hiện nhiều ca nhiễm và nghi nhiễm COVID-19 trong trường học. Tại Trường ĐH Nông Lâm, TS. Nguyễn Văn Đức, Trưởng phòng Đào tạo và Công tác sinh viên cho biết, trong ngày đầu tiên học tập trung (21/2), qua test nhanh COVID-19, phát hiện khá nhiều trường hợp cho kết quả dương tính. Những ngày tiếp theo có giảm, mỗi ngày ghi nhận vài trường hợp nghi nhiễm qua test nhanh kháng nguyên COVID-19. Những trường hợp này sau khi phát hiện được cách ly ngay.

Tại Trường Du lịch - ĐH Huế, PGS.TS. Nguyễn Đức Cường, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong tuần đầu tiên dạy - học tập trung trở lại, trung bình mỗi ngày phát hiện 3 - 5 F0.

Việc xuất hiện ca nhiễm COVID-19 là điều đã được lường trước, vì thế các trường cũng nhanh chóng chuyển đổi kế hoạch giảng dạy kết hợp trực tiếp và trực tuyến, gắn với việc kiểm soát, điều chỉnh kế hoạch dạy học thực hiện ngay từ cấp lớp. Theo PGS.TS. Nguyễn Đức Cường, tại các lớp học phát hiện F0 qua test nhanh, sẽ nhanh chóng chuyển sang học trực tuyến 1 tuần, khuyến khích sinh viên tiếp xúc gần F0 test nhanh, khi tình hình ổn định sẽ chuyển lớp trở lại học trực tiếp. Còn tại Trường ĐH Nông Lâm, giảng viên các lớp sẽ kết hợp dạy trực tiếp và giao bài cho sinh viên không thể đến trường.

Kiểm tra kết quả test nhanh của sinh viên khi trở lại trường

Theo TS. Trần Thanh Lương, Trưởng phòng Đào tạo ĐH và Công tác sinh viên Trường ĐH Khoa học, trước ngày học đầu tiên (21/2), nhà trường đã tiến hành test nhanh kháng nguyên cho sinh viên. Công tác tầm soát sẽ tiếp tục được triển khai để  dựa vào tình hình thực tế, áp dụng các kịch bản đã xây dựng sẵn. Phương án học tập cũng linh hoạt tại mỗi lớp học, song song giữa hai hình thức trực tiếp và trực tuyến, có quá trình chuyển tiếp dần.

Đại diện các trường cho rằng, bối cảnh hiện nay, đối diện nguy cơ phát hiện F0 với COVID-19 là cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường học khó tránh khỏi. Tuy nhiên, chủ trương chung là vừa chú trọng công tác phòng, chống dịch vừa có phương án thích ứng để sinh viên trở lại trường. Sinh viên đã về Huế đều rất mong muốn học trực tiếp nên đơn vị đào tạo sẽ nỗ lực để kiểm soát, điều chỉnh kế hoạch ngay từ cấp lớp học, cố gắng chỉ có lớp học online chứ không quay lại cả trường học online gây khó khăn cho sinh viên.

Quốc Bảo, sinh viên Trường Du lịch - ĐH Huế chia sẻ: “Học trực tiếp chắc chắn vui và hiệu quả hơn trực tuyến. Các thầy cô cũng thường xuyên nhắc nhở sinh viên nghiêm túc tuân thủ 5K. Các giảng đường cũng bố trí nước rửa tay sát khuẩn. Các bạn đi học lại tuy vui nhưng ai cũng ý thức không chủ quan”.

Sinh viên rửa tay sát khuẩn trước khi vào lớp học

Kiểm soát khi sinh viên ở ngoại trú

Sinh viên học tại Huế đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Ngoài một bộ phận nhỏ sinh viên ở nội trú tại các ký túc xá thuộc Trung tâm Phục vụ Sinh viên ĐH Huế thì phần lớn sinh viên ở ngoại trú tại các nhà trọ. Vấn đề quản lý, kiểm soát, hỗ trợ sinh viên gắn với đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 đặt ra yêu cầu quan trọng.

Theo đại diện lãnh đạo ĐH Huế, hiện nay, ĐH Huế đã chỉ đạo các trường, khoa, đơn vị tăng cường công tác phòng, chống dịch đảm bảo kế hoạch dạy học và nắm bắt tình hình, kiểm soát, quản lý sinh viên, nhắc nhở sinh viên tuân thủ các quy định phòng, chống dịch. Hiện, các trường cũng kết nối với chính quyền các địa phương để phối hợp quản lý sinh viên ở ngoại trú.

TS. Nguyễn Văn Đức chia sẻ, nhà trường triển khai nhiều kênh để nắm bắt, quản lý và hỗ trợ sinh viên, trong đó, ngoài bộ phận công tác sinh viên thì các giảng viên cố vấn, ban cán sự các lớp cũng thường xuyên kết nối, nắm bắt tình hình sinh viên, trao đổi giữa các bộ phận liên quan của nhà trường để có phương án giải quyết kịp thời khi có tình huống mới phát sinh.

Nhiều trường ĐH điều chỉnh lịch học trực tiếp

Mới đây, một số trường chưa tổ chức dạy học trực tiếp đã điều chỉnh kế hoạch giảng dạy học kỳ II, năm học 2021 - 2022. Trong đó, Trường ĐH Kinh tế cho sinh viên các khóa K53, K54 và K55 hệ chính quy, liên thông, văn bằng 2 tiếp tục học trực tuyến theo kế hoạch đang thực hiện cho đến hết giai đoạn 1 của học kỳ II năm học 2021 - 2022. Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế thông báo thay đổi thời gian học trực tiếp của sinh viên khối năm 1, năm 2 và năm 3 chuyển sang ngày 14/3. Trước thời gian này, sinh viên học trực tuyến.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân

Hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới 14/11, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp cùng Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức chương trình “Tầm soát miễn phí đái tháo đường cho người dân toàn tỉnh”.

​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân
Giá xăng gần 21 nghìn đồng/lít

Đó là thông tin vừa được Liên Bộ Công Thương-Tài chính công bố điều chỉnh giá xăng dầu áp dụng từ 15 giờ ngày 7/11.

Giá xăng gần 21 nghìn đồng lít
Giá xăng tiếp tục giảm nhẹ

Giá xăng dầu trong nước (trừ mazut) tiếp tục giảm nhẹ sau phiên điều hành bắt đầu từ 15h ngày 24/10. Đây là thông tin vừa được Liên bộ Công Thương- Tài chính thông báo.

Giá xăng tiếp tục giảm nhẹ
Chính phủ đề xuất điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia

Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, trong đó đề xuất thay đổi với 8 chỉ tiêu sử dụng đất gồm: nhóm đất nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên); nhóm đất phi nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất quốc phòng, đất an ninh).

Chính phủ đề xuất điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia

TIN MỚI

Return to top