ClockThứ Tư, 03/07/2024 13:10

Nâng cao chất lượng đào tạo từ trao đổi sinh viên

TTH - Trao đổi sinh viên đang được nhiều đơn vị trong Đại học Huế đẩy mạnh, qua đó, góp phần nâng chất lượng đào tạo.

Ngành công nghệ ô tô hướng đến nguồn nhân lực chất lượngGắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệpHợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng

 Sinh viên Hàn Quốc giao lưu với Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế

Gắn kết

Chuyến sang Thái Lan của sinh viên và giảng viên Trường đại học Khoa học, Đại học Huế trong chương trình trao đổi sinh viên với Trường đại học Bansomdejchaopraya Rajabaht, Thái Lan đã kết thúc thành công. Gần 20 sinh viên và giảng viên thuộc các chuyên ngành: Báo chí truyền thông, Kiến trúc, Công nghệ thông tin… đã có gần 10 ngày trên đất nước Thái Lan để trao đổi học thuật với các sinh viên nước bạn. Tham quan những địa điểm du lịch nổi tiếng, thưởng thức nhiều món ngon đặc trưng.

Sau chuyến sang Thái Lan của sinh viên Trường đại học Khoa học, Đại học Huế, đoàn với 30 sinh viên và giảng viên của Trường đại học Bansomdejchaopraya Rajabaht, Thái Lan cũng đã có chuyến sang Huế học tập thực tế. Tại Huế, đoàn đã tham gia trao đổi học thuật, được các giảng viên chia sẻ chuyên môn về một số ngành đào tạo. Đặc biệt, đoàn đã có những chuyến tham quan du lịch, tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa của vùng đất Cố đô.

Tại Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế thời gian qua, nhiều sinh viên đã tham gia các chương trình giao lưu văn hóa, học tập ngắn hạn tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Bỉ... Bên cạnh đó, mỗi năm trường cũng đón từ 10 - 20 đoàn sinh viên quốc tế đến học tập, thực tập ngắn hạn hoặc giao lưu văn hóa, tìm hiểu về văn hóa lịch sử Việt Nam.

Sinh viên Phan Ngọc Diễm Trang, Trường đại học Ngoại ngữ chia sẻ, chuyến đi thực tế ở Thái Lan trong chương trình trao đổi sinh viên đã giúp em trưởng thành hơn rất nhiều. Trang kể lại, tại đất nước bạn, Trang được tham gia hoạt động thực tập giảng dạy tiếng Việt cho 40 học viên người Thái, từ học sinh tiểu học, trung học, đại học đến bác sĩ, giảng viên đại học, hiệu trưởng các trường phổ thông, các blogger...; trải nghiệm mặc trang phục truyền thống; học hát dân ca, dân nhạc, dân vũ; thưởng thức ẩm thực; tham quan nhiều địa danh lịch sử, văn hóa, như làng cổ The Rea - nơi lưu giữ những nét đặc trưng văn hóa người Việt tại tỉnh Nakhon Phanom. Đặc biệt là Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Na Chok, tỉnh Nakhon Phanom. Qua đó, càng giúp Trang tự hào hơn về đất nước Việt Nam và hiểu rõ hơn mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp của hai đất nước.

TS. Nguyễn Văn Huy, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đánh giá, đối với sinh viên học ngoại ngữ, việc tham gia giao lưu, học tập trực tiếp tại môi trường bản xứ, hoặc trong môi trường quốc tế sẽ tạo cơ hội cho các em nâng cao trình độ ngôn ngữ, cũng như những hiểu biết về văn hóa; giúp rèn luyện các kỹ năng cần thiết để trưởng thành hơn, tích lũy nhiều kinh nghiệm cho tương lai. Các hoạt động trao đổi sinh viên ngày càng được đẩy mạnh và có nhiều sinh viên mong muốn tham gia từ những hiệu ứng tích cực của chương trình mang lại. Vì vậy, trường tích cực liên hệ với nhiều đối tác để triển khai các chương trình giao lưu, trao đổi sinh viên nhiều hơn để hỗ trợ sinh viên nâng cao chất lượng học tập; đồng thời góp phần tăng cường giao lưu văn hóa giữa các nước.

Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đón tiếp các đoàn sinh viên quốc tế sang trao đổi 

Mở rộng trao đổi

Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế vừa đón đoàn sinh viên và giảng viên từ Đại học Kalasin, Thái Lan sang tham gia chương trình thực tập nghề nghiệp. Đoàn đã tham quan thực tế tại các công ty trên địa bàn tỉnh, như Công ty CP dệt may Phú Hòa An, Công ty TNHH Vitto Phú Lộc, Công ty TNHH MTV Sản xuất thương mại và dịch vụ Hichagol Phong Điền, Công ty TNHH MTV Sản xuất tinh dầu Hoa Nén; trải nghiệm làng nghề tại Hợp tác xã Mây tre đan Bao La, Quảng Điền…

PGS.TS. Bùi Đức Tính, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế đánh giá, trao đổi thực tập nghề nghiệp là minh chứng cho mối quan hệ hợp tác gắn kết và hiệu quả giữa trường và Đại học Kalasin trong 10 năm qua. Đây là một phần trong thỏa thuận hợp tác lâu dài nhằm thúc đẩy chương trình thực tập nghề nghiệp quốc tế, giúp sinh viên hai trường có cơ hội trải nghiệm môi trường học tập và làm việc đa văn hóa. Thông qua các hoạt động giao lưu và trao đổi, sinh viên không chỉ nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn mở rộng tầm nhìn, rèn luyện kỹ năng mềm; giúp sinh viên tiếp cận với những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn…

Cô Mitsumi Shimizu, Trường đại học Nữ sinh Nhật Bản cảm nhận sau khi đoàn vừa sang Huế trong chương trình trao đổi với Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế rằng, giảng viên và sinh viên của trường đã đến giao lưu với học sinh Trường trung học cơ sở Đặng Dung và Trường tiểu học thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền. Mặc dù là học sinh, chưa được học tiếng Nhật trong chương trình, nhưng các em đã có những hiểu biết cơ bản về đất nước và văn hóa Nhật Bản, có thể giao tiếp đơn giản như chào hỏi. Điều này thật sự làm cho đoàn vô cùng bất ngờ và ấn tượng. Đổi lại, đoàn đã trò chuyện, chia sẻ văn hóa Nhật Bản với các học sinh thông qua các trò chơi truyền thống Nhật Bản. Sự thân thiện, cởi mở và sáng tạo của hoạt động trong chương trình giao lưu đã gắn kết tình đoàn kết. Vì vậy, trường kỳ vọng sẽ mở rộng hợp tác, để có thật nhiều sinh viên hai nước đến với nhau.

PGS.TS. Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế cho hay, thời gian qua, các bảng xếp hạng đại học uy tín trên thế giới đều đã ghi danh Đại học Huế. Đặc biệt là tổ chức QS Quacquarelli Symonds lần đầu xếp hạng Đại học Huế là các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu thế giới năm 2025, với vị trí đồng hạng 1.201-1.400. Điều được nhấn mạnh tại các bảng xếp hạng là chỉ số hợp tác quốc tế được chấm  điểm rất cao. Chính việc thúc đẩy các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế giữa hai chiều đã nâng cao hiệu quả trong hợp tác quốc tế của Đại học Huế trong thời gian qua.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài
Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc

Chiều 21/12, ThS.BS Lê Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) Phú Lộc thông tin, ca bệnh được các chuyên gia Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược (BVTĐHYD), ĐH Huế, cắt Amydale gây mê hiện sức khỏe ổn định, tiên lượng sẽ xuất viện vào ngày 24/12 tới.

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc
Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Việc nâng cao chất lượng dân số, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), là một nhiệm vụ chiến lược để phát triển bền vững. Huyện Nam Đông và A Lưới, nơi tập trung đông đồng bào DTTS của Thừa Thiên Huế, đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhờ các chương trình, chính sách hướng tới cải thiện sức khỏe và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

TIN MỚI

Return to top