ClockThứ Sáu, 18/11/2016 05:26

Người truyền lửa cho sinh viên

TTH - Hơn 10 năm giảng dạy và cùng sinh viên làm các hoạt động xã hội, thầy giáo Võ Tuấn Anh (Khoa Kiến trúc, Trường ĐH Khoa học) được sinh viên quý mến và tặng danh hiệu “Người truyền lửa”.

Tạo môi trường thực tập

Từ lúc còn là sinh viên, Võ Tuấn Anh đã đam mê công tác thiện nguyện. Mỗi chuyến trao quà ở vùng sâu, vùng xa, anh cảm nhận được khó khăn của bà con và mong muốn làm được nhiều việc giúp họ. Năm 2004, sau khi tốt nghiệp, anh được giữ lại trường làm công tác giảng dạy. Nhận thấy sinh viên thiếu môi trường thực tập, ý tưởng về một tổ chức vừa giúp sinh viên học vừa giúp người nghèo lóe lên trong anh.

Ngoài giờ học, thầy Tuấn Anh ở lại hướng dẫn đồ án cho sinh viên

Năm 2014, cơ duyên giúp Võ Tuấn Anh gặp được một người bạn ở Trung tâm Hành động vì sự phát triển Đô thị (ACCD). Sau nhiều lần bàn bạc, đến Hội An học tập, anh quyết định phối hợp thành lập câu lạc bộ (CLB) Viên gạch hồng, tập hợp một số sinh viên Khoa Kiến trúc làm các sân chơi giá rẻ cho trẻ em nghèo.

Mô hình các sân chơi của CLB Viên gạch hồng dựa trên vật liệu tái chế rẻ tiền. Từ các ý tưởng về kiến trúc, thầy giáo Tuấn Anh định hướng cho sinh viên cách thiết kế các sân chơi phù hợp với không gian từng nơi. Anh tâm sự, ngoại trừ các đợt thực tập do nhà trường tổ chức, sinh viên khó tìm được môi trường để thử nghiệm những kiến thức mình được học. CLB Viên gạch hồng hướng đến mục đích thiện nguyện nhưng cách làm thì dựa trên kiến thức chuyên ngành kiến trúc, nên đó là nơi để các sinh viên thực tập nghề và rèn luyện kỹ năng mềm.

Hai năm vừa làm vừa hướng dẫn, Tuấn Anh cùng học trò làm được 5 sân chơi giá rẻ và vườn rau hữu cơ ở Tịnh trúc gia, Trường mầm non thôn Hiền Sĩ (Phong Sơn, Phong Điền),… và mở thêm các trò chơi play street miễn phí cho trẻ em TP. Huế. Nhờ hoạt động này, nhiều học trò của thầy giáo Anh đã trưởng thành và chủ động hơn trong công việc thiết kế cũng như tự hiện thực hóa mô hình trên giấy. Phạm Hoài Phê, sinh viên K37, Khoa Kiến trúc tâm sự: “Các đội, nhóm trong trường giúp sinh viên phát triển nhiều kỹ năng nhưng không liên quan đến ngành học của tụi em. Tham gia câu lạc bộ Viên gạch hồng, em và các bạn như được trưởng thành hơn, tự ứng dụng những kiến thức mình được học ra thực tiễn để nâng cao khả năng nghề nghiệp”.

“Truyền lửa” đam mê

Trên giảng đường hay trong công tác thiện nguyện, thầy giáo Tuấn Anh luôn sát cánh cùng sinh viên. Mỗi tiết dạy, anh đếu cố gắng đưa những mô hình thực tế, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc của mình vào bài giảng để tránh tình trạng lý thuyết hóa kiến thức. Sinh viên nào có khúc mắc, anh sẵn sàng giải đáp hoặc có mặt ngoài giờ học khi họ cần, thậm chí chủ động ngồi lại cuối giờ để trao đổi. “Nhiều lần kết thúc tiết học, thầy trò ngồi lại trò chuyện đến 6 – 7 giờ tối. Phải hiểu tâm tư của các em mới giúp được”, thầy Tuấn Anh nói.

Ở CLB, thầy giáo Anh cũng luôn là người tiên phong trong các hoạt động. Anh tâm sự, lập ra CLB để các em làm công tác xã hội và thực tập nghề nhưng ban đầu nhiều sinh viên còn ngần ngại. Vừa động viên học trò tham gia, anh vừa xắn tay cùng làm, từ xin phế liệu đến bưng vác nặng nhọc. Lịch giảng dạy và việc gia đình bận rộn, nhưng anh luôn sắp xếp để đi thực địa, khảo sát và thường xuyên có mặt làm cùng sinh viên từ khâu thiết kế đến triển khai thực tế. Nhờ vai trò làm gương, từ số lượng 15 người lúc mới thành lập, đến nay CLB đã có đến 80 thành viên, nhiều sinh viên từ rụt rè giờ đã chủ động được công việc, trực tiếp thiết kế các sân chơi giá rẻ cho trẻ em nghèo. “Ban đầu bỡ ngỡ, một số bạn sợ làm không được nên muốn nghỉ. Nhờ thầy Anh mà bây giờ, các bạn đó đã trở thành trụ cột của CLB”, Phê kể.

Tạo cho sinh viên niềm đam mê, người thầy Khoa Kiến trúc cũng cố gắng nuôi dưỡng lòng nhiệt huyết ấy cho học trò. Ngoài những giờ lên lớp, anh thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ để trò chuyện, động viên sinh viên cố gắng học và hoạt động CLB trên tinh thần mình đã xây dựng. Anh khẳng định, trao quyền chủ nhiệm cho sinh viên, nhưng bản thân vẫn đảm nhận vai trò cố vấn, luôn trăn trở để làm sao phát triển CLB, kích thích niềm đam mê nhiều hơn từ phía sinh viên để các em trưởng thành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Lê Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hàn Quốc chính thức trở thành “xã hội siêu già”

Theo số liệu chính thức vừa được Bộ Nội vụ Hàn Quốc công bố ngày 24/12, Hàn Quốc đã chính thức trở thành “xã hội siêu già” khi tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên vượt quá 20%, trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học do dân số già hóa nhanh chóng và tỷ lệ sinh thấp ở mức đáng báo động.

Hàn Quốc chính thức trở thành “xã hội siêu già”
Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đặc biệt chú trọng kiểm tra việc chấp hành các quy định, đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ được đặt ra tại hội nghị triển khai hoạt động các trung tâm ngoại ngữ, tin học năm 2025 do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức chiều 20/12.

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học
Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững

Chiều 19/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có các UVTV Tỉnh ủy: Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Chí Tài, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững
Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên

Đại học Huế với vai trò là trung tâm đào tạo hàng đầu miền Trung, đã chủ động tích hợp công nghệ số vào công tác Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên (ĐTN - HSV) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường hiệu quả quản lý và đẩy mạnh phong trào sinh viên.

Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên
Return to top