ClockThứ Bảy, 05/12/2020 06:30

Nữ sinh truyền cảm hứng từ việc học

TTH - Đã không dưới 1 lần mẹ khuyên nghỉ học vì gia cảnh khó khăn, nhưng Trần Thị Kim Nhi vẫn kiên cường tự tìm cơ hội đeo đuổi sự học. Hàng loạt học bổng “săn” được là động lực giúp em đạt 4 năm liên tiếp danh hiệu sinh viên xuất sắc. Đến nay, khi trở thành sinh viên năm cuối Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế, những câu chuyện về Kim Nhi đã truyền cảm hứng cho sinh viên khóa sau.

Trường đại học Nông Lâm: Phấn đấu tăng nguồn thu từ nghiên cứu khoa họcTrường đại học Nông Lâm, Sư phạm khai giảng năm học mới

Kim Nhi (ngoài cùng) nghiên cứu tại phòng thí nghiệm

“Săn” học bổng, thỏa giấc mơ đến trường

12 năm học phổ thông đạt loại giỏi và được ghi danh ở rất nhiều quỹ học bổng khiến người ngoài nhìn vào có cảm giác Kim Nhi được đầu tư nhiều cho việc học. Nữ sinh viên khóa 50 ngành Công nghệ thực phẩm (Khoa Cơ khí - Công nghệ, Trường ĐH Nông Lâm) giải thích đầy bất ngờ: “Nếu không nỗ lực học để kiếm học bổng, có lẽ em đã gác lại giấc mơ đến trường”.

Cái khổ của mẹ đã trở thành nỗi lo của Nhi từ thuở ấu thơ. Gia đình 3 anh em, nhưng không may em gái của Nhi lại mang khuyết tật bẩm sinh ở não. Năm Nhi lên lớp 4, bố qua đời khiến gánh nặng bươn chải cuộc sống đè lên đôi vai mẹ. Nghề chằm nón của mẹ kiếm được không nhiều tiền, vì khó khăn, anh trai Nhi cũng phải nghỉ học để lao động tự do. Đưa tay gạt dòng nước mắt, Kim Nhi nhớ lại: “Đã không dừng lại ở một lần, mẹ bảo em nghỉ học vì không có tiền cho em đến trường”.

Thành tích học tập tốt là minh chứng duy nhất khiến Nhi muốn “đi ngược” lời mẹ. Nữ sinh Trường ĐH Nông Lâm bảo, em tự biết sức học của mình nên cảm thấy tiếc. Được mẹ “gồng gánh” cho học đến lớp 6 và kể từ đó, cô nữ sinh ở xã Hương Vinh (TX. Hương Trà) bắt đầu quyết tâm tìm học bổng thỏa giấc mơ đến trường.

Thành tích học tập tiêu biểu cùng với sự thấu hiểu của thầy cô ở trường, các mạnh thường quân giúp Nhi có nhiều nguồn học bổng hỗ trợ ngay từ lớp 6 – 7. Nhi kể, có nhiều người đến thăm em gái. Khi nghe được câu chuyện của Nhi thì họ cảm động và ngỏ ý giúp đỡ, hỗ trợ cho em. Càng lên lớp cao, chi phí trang trải cho việc học càng lớn. Nhi tìm hiểu thêm những kinh nghiệm “săn” học bổng và kể từ lớp 10, không chỉ tìm đủ học bổng để nộp học phí, Kim Nhi còn tự trang trải các khoản chi phí khác cho sinh hoạt và việc học. “Em lên mạng tìm rất nhiều học bổng, các điều kiện để đạt được học bổng và chuẩn bị. Lên ĐH, em có được nhiều học bổng hỗ trợ từ nhà trường và các tổ chức. Học bổng ở trường mỗi học kỳ 6 triệu đồng Nhi dùng để đóng học phí, còn lại, em phục vụ việc học và phụ giúp thêm gia đình”, Kim Nhi kể.

Nhắc đến Kim Nhi, PGS.TS. Nguyễn Văn Toản, Trưởng Khoa Cơ khí - Công nghệ, Trường ĐH Nông Lâm toàn dành những lời khen về khả năng học và tính tự lập. Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Toản, khó khăn về hoàn cảnh không làm giảm ý chí mà ngược lại còn thôi thúc Kim Nhi cố gắng hơn. Năm 2020, Kim Nhi là sinh viên duy nhất của ĐH Huế và là 1 trong 15 sinh viên toàn quốc được nhận học bổng Panasonic với điều kiện xét học bổng cực kỳ khắt khe, đòi hỏi cả kết quả học tập cao, tiếng Anh tốt, hoạt động xã hội và cả nghiên cứu khoa học.

Truyền cảm hứng từ việc học

Không chỉ nỗ lực học tập và “săn” học bổng, điều khiến nhiều bạn bè, sinh viên trong trường quý ở Kim Nhi còn là một người khá năng động, xông xáo trong hoạt động đoàn, phong trào sinh viên. Đảm nhận thêm vai trò Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hiến máu tình nguyện, Ủy viên Ban chấp hành Liên chi đoàn Khoa và ban cán sự lớp, hầu như những hoạt động quan trọng, em đều có mặt.

Nguyễn Thị Diệu Lành, sinh viên khóa 51 khoa Cơ khí - Công nghệ, tiết lộ: “Chị Nhi có một nguồn năng lượng rất lớn, truyền cảm hứng cho em và nhiều bạn sinh viên. Không chỉ học giỏi và hỗ trợ tụi em lúc cần, chị Nhi còn tham gia rất nhiều hoạt động của trường, khoa, lớp nhưng không phải hùa theo phong trào luôn hoàn thành tốt. Tiếp xúc chị ấy, ít nhiều tụi em cũng đã “lây” một số điểm tích cực để cố gắng học tập, rèn luyện”.

Buột miệng đặt câu hỏi “Ôm quá nhiều việc liệu em có mệt?”. Kim Nhi trả lời nhẹ nhàng: “Nếu sắp xếp kế hoạch hợp lý, mọi thứ đều chủ động và sẽ đỡ áp lực”. Theo Kim Nhi, thời điểm mới vào giảng đường ĐH, em còn làm thêm đủ nghề, từ phục vụ quán nhậu, cà phê, phát tờ rơi… nhưng nhờ sắp xếp thời gian hợp lý, việc học của em vẫn tốt với 4 năm học xuất sắc (điểm trung bình khoảng 9/10), riêng học kỳ 1 năm thứ 5 đạt 9,36.

Là người đi lên từ gian khó, Kim Nhi khẳng định mình cảm nhận được nỗi khổ của những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Mong ước của bản thân được em thể hiện ngay khi nhận học bổng Panasonic, đó là sẽ kết nối với sinh viên, truyền kinh nghiệm và động lực để các bạn, em khóa sau nỗ lực học tập, nhận được những nguồn học bổng quý giá để tiếp tục viết tiếp giấc mơ đến trường.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiến sĩ Nguyễn Anh Dân - Người truyền cảm hứng sống đẹp

Nhiều lần vào Nam ra Bắc, Tiến sĩ (TS) Nguyễn Anh Dân được biết đến là người truyền cảm hứng sống đẹp cho cộng đồng. Phương châm sống của TS. Dân đó là “trước khi trở thành một người giỏi, bạn phải là một người tốt trước đã”.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Dân - Người truyền cảm hứng sống đẹp
Nữ sinh biến đam mê thành thành tích

Từ niềm đam mê những bước chạy, nữ học sinh Trường THCS Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc - Ngô Thị Đoan Trang đã nỗ lực tập luyện để đem về liên tiếp những tấm huy chương Hội khỏe Phù Đổng (HKPĐ) toàn quốc.

Nữ sinh biến đam mê thành thành tích
“Du hành cùng Satie”

“Du hành cùng Satie” là tên gọi chương trình khá đặc biệt và gợi nhiều cảm hứng cho khán giả yêu nhạc.

“Du hành cùng Satie”
"Nuôi" cảm hứng để thu hút và giữ chân du khách

Một nghiên cứu của giới chuyên gia chỉ ra 7 kỳ vọng phổ biến của khách du lịch khi lựa chọn một điểm đến, gồm: Văn hóa, kiến trúc, ẩm thực, cơ sở hạ tầng, cảnh quan, sự kiện, thương mại. Nhưng, để thu hút khách và giữ chân du khách, việc nâng cấp sản phẩm song song với tạo được cảm hứng cho khách mới là yếu tố hàng đầu giúp du lịch phát triển bền vững.

Nuôi cảm hứng để thu hút và giữ chân du khách
Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso

Ngày 22/3, Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo khoa học về dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh "Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso đỏ tại Phong Điền". Dự án do PGS.TS Nguyễn Văn Toản, giảng viên Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế làm chủ nhiệm.

Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso
Return to top