ClockThứ Bảy, 07/11/2020 12:25

Trường đại học Nông Lâm, Sư phạm khai giảng năm học mới

TTH.VN - Sáng 7/11, Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế tổ chức lễ khai giảng năm học 2020 - 2021 và chào đón tân sinh viên khóa 54. Tham dự lễ khai giảng có ông Nguyễn Văn Phương, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Hơn 760 tân sinh viên Trường ĐH Khoa học bước vào năm học mớiTrường ĐH Y Dược: Nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng tại lễ khai giảngHơn 2.000 tân sinh viên Trường đại học Kinh tế bước vào năm học mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương (bên trái) tặng hoa chúc mừng Trường ĐH Nông Lâm

Hiện Trường ĐH Nông Lâm có quy mô đào tạo 5.000 sinh viên, trong đó có 4.500 sinh viên ĐH và 500 học viên sau ĐH.

Năm học 2020 - 2021, nhà trường có 765 tân sinh viên khóa 54 nhập học. Trường ĐH Nông Lâm sẽ tập trung vào nhiều nhiệm vụ, trong đó sẽ nâng cao chất lượng đào tạo, coi chất lượng đào tạo là yếu tố quyết định sự phát triển của nhà trường. Nội dung, phương pháp đào tạo trong từng môn học, từng chuyên ngành phải gắn liền với nhu cầu của thực tiễn sản xuất và xã hội. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Coi trọng ươm mầm các kết quả khoa học để trong thời gian tới, trường có các sản phẩm khoa học công nghệ thương mại, có giá trị trong sản xuất và chuyển giao…

*Trong sáng 7/11, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế tổ chức lễ khai giảng năm học 2020 - 2021. Đến dự buổi lễ có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình (bên phải), tặng hoa chúc mừng Trường ĐH Sư phạm

Năm học 2019 - 2020, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, giỏi tăng cao so với năm học trước ( hơn 33,2% so với 29,6% năm học 2018 - 2019). Trường đã thực hiện chủ trương ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng giảng viên. Năm học qua đã có 2 nhà giáo được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư; 29 nhà giáo được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giảng viên chính; 2 cán bộ giảng viên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, nâng tỷ lệ giảng viên có trình độ sau ĐH lên 97,3%, trong đó tiến sĩ trở lên đạt 57,8%...

Đặc biệt, năm học này, trường đã đón nhận Giấy chứng nhận trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục đối với 3 chương trình đào tạo cử nhân sư phạm hóa học, ngữ văn và địa lý do Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội chứng nhận, hoàn thành báo cáo tự đánh giá và đánh giá đồng cấp theo bộ chỉ số phát triển năng lực các trường sư phạm năm 2020.

Năm học mới, Trường ĐH Sư phạm đón 1.116 tân sinh viên chính thức nhập học, 20 sinh viên đào tạo theo chương trình Kỹ sư INSA Val de Loire, Viện khoa học ứng dụng quốc gia - Pháp.

Nhà trường phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm với chủ đề của năm học là: “Nêu cao trách nhiệm của cá nhân, vượt qua gian khó hướng tới phát triển bền vững, khẳng đinh vị thế của nhà trường với tư cách người dẫn đầu trong tất cả các hoạt động giáo dục, xây dựng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế trở thành một trong ba trường ĐH sư phạm trọng điểm quốc gia”.

Tin, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Khai giảng các khóa đào tạo nghề

Chiều 19/11, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức lễ khai giảng các khóa đào tạo nghề, đánh giá kết quả hoạt động nghề năm 2024, triển khai kế hoạch đào tạo nghề năm 2025 và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Khai giảng các khóa đào tạo nghề
Nhật Quyên với “Trường học ‘không tường’”

Tại giải thưởng Kiến trúc Xanh sinh viên năm 2024 – SGA 2024, Khoa Kiến trúc, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế vinh dự có 2/19 đồ án được trao giải. Đồ án tốt nghiệp “OTT – Trường học ‘không tường’ – Không gian trải nghiệm hành trình xanh” của sinh viên Nguyễn Hoàng Nhật Quyên (sinh năm 2001) nhận được nhiều sự khen ngợi từ ban giám khảo và giành giải Nhì toàn quốc.

Nhật Quyên với “Trường học ‘không tường’”
Return to top