ClockThứ Năm, 16/11/2023 06:56

Phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh

TTH - Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất trường lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 bậc tiểu học.

Phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh tiểu họcNhững điểm mới trong chương trình lớp 3, lớp 7 và lớp 10Dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh

 Chuyên đề “Phát triển năng lực nói và nghe trong môn tiếng Việt cho học sinh lớp 4” được triển khai tại Trường tiểu học Phường Đúc

Năm học 2023 - 2024 là năm thứ 4 triển khai chương trình GDPT mới 2018 ở bậc tiểu học và là năm đầu tiên triển khai chương trình mới đối với lớp 4. Tiếp nối thành công của hội thảo với chủ đề “Thực trạng và giải pháp thực hiện chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học”, mới đây Phòng GD&ĐT thành phố tiếp tục triển khai chuyên đề “Phát triển năng lực nói và nghe trong môn tiếng Việt cho học sinh lớp 4” nhằm đề ra các giải pháp để tổ chức thực hiện tốt hơn việc dạy và học môn tiếng Việt ở bậc tiểu học.

Với chuyên đề “Phát triển năng lực nói và nghe trong môn tiếng Việt cho học sinh lớp 4”, một tiết học có tên “Việc làm có ích” đã được giáo viên và học sinh lớp 4 Trường tiểu học Phường Đúc thực hiện với sự tham dự của gần 120 giáo viên bậc tiểu học trên địa bàn TP. Huế. Với phương châm lấy học sinh làm chủ thể, các em được giáo viên gợi mở vấn đề và bằng chính những trải nghiệm của mình để kể ra những việc làm, những câu chuyện mà các em thấy có ích. Từ đó, giáo viên cũng có cách nhìn nhận đa chiều, thực tế hơn về cách dạy học, từ lối truyền đạt kiến thức truyền thống sang phương pháp giảng dạy mới.

Cô giáo Trương Thị Thảo, giáo viên Trường tiểu học Phường Đúc cho rằng, đây là năm đầu tiên các học sinh lớp 4 được học chương trình mới nên gặp không ít khó khăn, bỡ ngỡ, đặc biệt đối với kỹ năng nói và nghe còn hạn chế. Vì vậy, chuyên đề “Phát triển năng lực nói và nghe trong môn tiếng Việt cho học sinh lớp 4” được triển khai với mong muốn tháo gỡ những khó khăn và vướng mắc cho giáo viên trong quá trình giảng dạy để giáo viên có thể giúp các em hình thành kỹ năng nghe và nói tốt hơn; giúp học sinh biết cách chia sẻ với các bạn, đồng thời giúp các em biết lắng nghe, biết ghi chép thông tin và đưa ra những phản hồi với bạn bè xung quanh.

Trên thực tế, tiếng Việt là môn học góp phần hình thành, phát triển năng lực gồm các năng lực chung (giao tiếp và hợp tác; tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học) và phát triển phẩm chất cho học sinh. Trên cơ sở những dẫn dắt của giáo viên, học sinh có thể đưa ra những quan điểm riêng, đồng thời có cách nhìn nhận vấn đề theo cách riêng của mình. Từ đó, tự điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình một cách phù hợp.

Theo lãnh đạo Phòng GD & ĐT TP. Huế, thông qua việc triển khai hội thảo về thực trạng và giải pháp triển khai chương trình GDPT 2018, phòng đã kiện toàn hội đồng bộ môn các cấp học của bậc tiểu học, yêu cầu các bộ môn xây dựng kế hoạch triển khai các chuyên đề cũng như dạy các tiết học để lan toả cho các trường học trên địa bàn. Qua đợt sinh hoạt, các giáo viên, cán bộ quản lý có cơ hội trao đổi, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, góp phần thực hiện tốt chương trình GDPT 2018 trong thời gian tới.

Dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong nhà trường có ý nghĩa quan trọng và có tính thiết thực. Trong đó, đối với môn tiếng Việt, giáo viên có vai trò quan trọng trong việc nêu vấn đề, giao nhiệm vụ, tổ chức cho học sinh làm việc, trao đổi… nhằm hình thành phương pháp tự học cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, giúp các em hình thành kỹ năng nghe và nói tốt hơn.

Bài, ảnh: Khánh Ngọc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trò đến lớp, thầy vui!

Bên cạnh dạy học, thầy cô giáo ở vùng cao A Lưới còn phụ trách thêm công tác vận động học sinh đến trường. Thấy học sinh nghỉ học dài ngày, có nguy cơ bỏ học, sau giờ dạy, giáo viên lại tìm đến nhà tìm hiểu, động viên, nhắc nhở. Niềm vui giản dị của các nhà giáo nơi đây là được thấy học sinh trở lại trường.

Trò đến lớp, thầy vui
Hơn 16.000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024

Được phát động từ tháng 4 đến nay, cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 thu hút 16.358 bài dự thi đến từ 120 trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tham gia.

Hơn 16 000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

TIN MỚI

Return to top