ClockThứ Sáu, 11/08/2023 18:37

Phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh tiểu học

TTH.VN - Ngày 11/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học cấp tiểu học nhằm đánh giá kết quả đạt được của giáo dục tiểu học trong năm học 2022 - 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2023 - 2024.

Triển khai đại trà mô hình giáo dục STEM ở cấp tiểu học Dạy học gắn với di sản, văn hóa địa phươngGiáo dục bắt buộc giúp trẻ em được học tập để phát triển toàn diện

leftcenterrightdel

Các trường học chú trọng vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Theo đánh giá của Sở GD&ĐT, trong năm học 2022-2023, mạng lưới trường, lớp tiểu học đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Cơ sở vật chất, đội ngũ đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018, nâng cao tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày, đạt tỷ lệ 100% học sinh học 2 buổi/ngày cho lớp 1, lớp 2, lớp 3. Phong trào xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia cũng đạt một số kết quả đáng khích lệ. Đây cũng là những điều kiện thuận lợi để triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Các nhà trường vận dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, gắn kiến thức học trong nhà trường với thực tiễn. Việc triển khai dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được giáo viên tập trung nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa điện tử và đưa vào giảng dạy bằng nhiều hình thức tạo được hứng thú và hiệu quả. Học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,94%. Toàn tỉnh có 145 xã, phường, thị trấn và 9 huyện, thị đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3…

Để chuẩn bị cho năm học mới 2023-2024, Sở GD&ĐT hướng dẫn Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để có đủ giáo viên, bảo đảm chất lượng dạy các môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; chú trọng thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp và đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

Đồng thời, khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; phát động, tổ chức các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác dạy học …

MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Bồi dưỡng kỹ năng tiếng Anh cho học sinh tiểu học

“Tìm kiếm tài năng tiếng Anh” là cuộc thi dành cho học sinh lớp 5 do Trường tiểu học Vĩnh Ninh tổ chức ngày 9/11 mang đến cho các em học sinh không khí học tập sôi nổi, trải nghiệm đầy cảm hứng về môn học.

Bồi dưỡng kỹ năng tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

TIN MỚI

Return to top