ClockThứ Hai, 26/11/2018 05:45

Thiếu sân chơi chung cho sinh viên Huế

TTH - Huế có nhiều trường đại học (ĐH), cao đẳng, song vẫn đang còn thiếu sân chơi chung cho sinh viên.

Kết nối sinh viên qua “sân chơi” ngoại ngữKhởi tranh giải bóng chuyền sinh viên ĐHSP HuếSinh viên Sư phạm đua tài tại giải bóng đá truyền thống 2018

Một trận đấu bóng chuyền nữ tại Giải bóng chuyền Hội thể thao ĐH và chuyên nghiệp Huế năm 2018

Thiếu đầu mối

Giải bóng chuyền Hội thể thao ĐH và chuyên nghiệp Huế năm 2018 (28/10 - 4/11) tiếp tục vắng bóng nhiều đơn vị, khi chỉ có các cơ sở giáo dục thuộc ĐH Huế tham gia. Giải thích cho sự vắng mặt, lãnh đạo một số đơn vị đưa ra các lý do: tuyển sinh khó khăn nên sinh viên ít, kinh phí hạn hẹp, thời điểm chưa phù hợp hay họ có thế mạnh ở nội dung khác…

Điều đáng nói, các giải thể thao của hội vừa kể cũng gần như là sân chơi chung lớn duy nhất mà sinh viên các trường ĐH, cao đẳng, học viện tại Huế có cơ hội tham gia, do các đơn vị này có hội cơ sở. Ngoài ra, gần như rất hiếm có sân chơi chung khác. Ông Cung Trọng Cường, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghiệp Huế phân tích, sân chơi chung cho sinh viên là mong muốn của người học và lãnh đạo các trường. Có thể chia thành 3 loại sân chơi, gồm các hoạt động kết nối cộng đồng, sân chơi chuyên môn sâu và sân chơi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Trong khi các hoạt động kết nối cộng đồng chủ yếu là sân chơi mà sinh viên tự liên kết để làm các hoạt động xã hội thì các sân chơi chuyên môn sâu lại có phạm vi hẹp do phụ thuộc năng lực chuyên môn sinh viên từng trường. Hiện, chỉ có sân chơi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao mang tính bề nổi, nhưng chủ yếu do mỗi trường tự tổ chức.

Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là sự liên kết giữa các đơn vị. Theo ông Cường, giai đoạn hiện nay, nhiều đơn vị cũng có tổ chức một số sân chơi theo hướng mở, cho phép sinh viên ngoài trường tham gia nếu có nhu cầu, song rất ít khi trường hợp này xảy ra, do hạn chế truyền thông giữa các trường bạn.

Thiếu đầu mối tổ chức, liên kết, điều hành cũng là vấn đề lớn. Hiện, ngoài Hội thể thao ĐH và chuyên nghiệp Huế chuyên tổ chức các giải thể thao, không có tổ chức hội nào làm nhiệm vụ tập hợp, liên kết các đơn vị để tổ chức các sân chơi chung cho sinh viên. Trong khi đó, mỗi trường một mục tiêu khác nhau và kinh phí cũng là vấn đề đáng trăn trở. “Đơn vị nào đứng ra tổ chức các sân chơi không phải là chuyện nhỏ, bởi một trường không thể bỏ kinh phí ra để làm việc này cho các trường. Việc đứng ra kêu gọi tài trợ cho các sân chơi chung cũng rất khó”, TS. Trương Quý Tùng, Phó Giám đốc ĐH Huế, Chủ tịch Hội thể thao ĐH và chuyên nghiệp Huế nói.

Có các sân chơi giao lưu toàn quốc nhưng rất tiếc vẫn thiếu các sân chơi chung cho sinh viên các trường ĐH, cao đẳng tại Huế

Luân phiên, liên kết tổ chức

Sinh viên Huế thường bị đánh giá hạn chế về kỹ năng và sự tự tin so với các đơn vị bạn, trong khi đó môi trường có thể giúp cải thiện yếu điểm trên là các sân chơi học thuật, kỹ năng, văn hóa văn nghệ. Diệu Linh, sinh viên ĐH Huế, chia sẻ: “Lâu nay, các sân chơi đều lấy mục tiêu tạo cơ hội để sinh viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, nhưng nếu trong trường thôi thì chưa đủ, còn tham gia hoạt động với các trường ngoại tỉnh chưa nhiều và không phải ai cũng có cơ hội góp mặt. Một sân chơi cho sinh viên giữa các trường tại Huế là cần thiết”.

Bối cảnh giáo dục hiện đại đặt quan điểm lấy người học làm trung tâm, vì thế cần nghiên cứu, tìm hướng đi mang lại lợi ích cho sinh viên, trong đó các sân chơi. Theo ông Cường, lãnh đạo, cán bộ các trường cần tăng tính chủ động trong việc phối hợp liên kết. Có thể bắt đầu từ các sự kiện, sân chơi nhỏ của các trường bạn nhưng đẩy mạnh truyền thông để sinh viên đơn vị mình biết và tham gia.

Đối với các sân chơi lớn, nhất là các cuộc thi tài năng sinh viên vẫn có thể tổ chức. Các trường có thể thảo luận để tìm ra giải pháp phù hợp, đơn cử như luân phiên tổ chức và mời các đơn vị bạn cùng tham gia, hay liên kết các trường để xây dựng mạng lưới tổ chức các hoạt động chung, dựa trên nguồn lực kinh phí đóng góp và kêu gọi vận động.

TS. Trương Quý Tùng cho rằng, ngay tại Hội, thời gian tới cũng cần đa dạng các môn thi đấu để thu hút nhiều đơn vị tham gia. Việc gói gọn ít môn thể thao có thể chưa phù hợp với một số đơn vị nên cần tìm hướng thay đổi. Thông qua những phối hợp, hợp tác, cũng cần bàn bạc, thảo luận hướng đi chung phù hợp giữa các trường, hướng đến duy trì và phát triển các sân chơi chung cho sinh viên.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ:
Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước

PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Trường đại học Sư phạm, ĐHH là một trong những cơ sở giáo dục đại học chất lượng tốp đầu của cả nước. Tuy nhiên, để trở thành cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao thì trường phải có sự nhìn nhận, đánh giá một cách thực tiễn, khách quan để có sự đầu tư đúng hướng".

Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước
Return to top