ClockThứ Sáu, 23/09/2022 05:58

Ðảm bảo bữa ăn an toàn cho học sinh bán trú

TTH - Năm học mới 2022-2023, các cơ sở mầm non trên địa bàn huyện Phong Điền nhanh chóng đảm bảo nhân sự và cơ sở vật chất, thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) và chất lượng dinh dưỡng cho bữa ăn bán trú của các cháu.

Kiểm soát an toàn thực phẩm trong trường họcBếp ăn bán trú linh hoạt chế biến khi giá thịt lợn tăngBếp ăn bán trú, còn nhiều băn khoăn

Cân bằng dinh dưỡng giúp trẻ phát triển thể lực và thể chất

Chu đáo, đảm bảo các điều kiện

Trường mầm non Phong Hiền I, xã Phong Hiền đang là điểm sáng trong công tác dạy học và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Năm học 2022-2023, toàn trường có 352 trẻ/13 nhóm lớp với 42 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Ban Giám hiệu nhà trường luôn xác định công tác bảo đảm ATVSTP trong bữa ăn là vấn đề quan trọng, phải làm thường xuyên, lâu dài và không được lơ là.

Cô Hồ Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường mầm non Phong Hiền I cho biết: “Nhà trường đã xây dựng một khu bếp ăn khang trang với khu vực sơ chế và khu bếp đun nấu riêng, bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, đủ ánh sáng đúng chuẩn của bếp ăn một chiều. Trước khi tổ chức bán trú trở lại sau thời gian nghỉ hè và dịch bệnh, nhà trường đã đầu tư hệ thống tủ cơm, bếp gas công nghiệp, xoong nồi, bát đĩa, thùng đựng nước bằng inox có vòi, tủ ngăn côn trùng, động vật gây hại… bảo đảm tốt công tác vệ sinh”.

Để chắc chắn về nguồn gốc thực phẩm đưa vào bếp ăn, nhà trường đã ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp thực phẩm tươi sạch, có uy tín, bảo đảm chất lượng, có hồ sơ, nguồn gốc thực phẩm rõ ràng. Thực đơn của nhà trường được thay đổi hằng ngày để bảo đảm sự phong phú và đủ chất dinh dưỡng theo yêu cầu lứa tuổi học sinh.

Năm học này, Trường mầm non Điền Hòa có 194 trẻ/8 nhóm lớp với 25 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Để tổ chức bán trú trở lại, nhà trường đã tổ chức vệ sinh sạch sẽ khu vực bếp, xây dựng quy trình bếp; chuẩn bị các điều kiện như dụng cụ, cơ sở vật chất; phân công giáo viên, nhân viên cấp dưỡng sắp xếp các vật dụng, nơi nghỉ ngơi cho các cháu nghỉ trưa...

Cô Cao Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường mầm non Điền Hòa cho biết: “ Để có được những suất ăn an toàn cho trẻ sau khi các con đi học trở lại, nhà trường đã chỉ đạo nhân viên cấp dưỡng phải thực hiện đúng quy trình, từ chọn thực phẩm, sơ chế thức ăn đến chế biến các món ăn hợp khẩu vị, lứa tuổi. Đồng thời, để giúp trẻ tăng sức đề kháng, nhà trường chú trọng tăng thêm hoa quả...”.

Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ học sinh trên địa bàn huyện Phong Điền đã đi học trở lại, đồng nghĩa với việc các con sẽ ăn nhiều bữa tại trường. Vì vậy, vấn đề kiểm soát chất lượng, ATVSTP được các nhà trường đặt lên hàng đầu, để trẻ có bữa ăn đủ chất, ngon miệng và an toàn.

Cân bằng dinh dưỡng giúp trẻ phát triển

Năm học 2022-2023, toàn huyện Phong Điền có 26/26 trường mầm non (25 trường công lập và 1 trường dân lập) tổ chức bán trú, đạt 100%. Trong nhiệm vụ năm học, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch bán trú phù hợp với thực tế, đảm bảo ATVSTP trong quá trình tổ chức cho các cháu ăn uống; tiến tới xây dựng thực đơn, cân bằng dinh dưỡng giúp trẻ phát triển thể lực và thể chất một cách phù hợp.

Một giải pháp sáng tạo nhằm xây dựng “Môi trường lấy trẻ làm trung tâm” được các trường áp dụng là xây dựng khu vườn rau sạch, bảo đảm ATVSTP. Mô hình này không chỉ đáp ứng được rau xanh an toàn trong bữa ăn mà còn giúp trẻ có cơ hội trải nghiệm, gần gũi với thiên nhiên, góp phần thiết thực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Ông Nguyễn Phi Hùng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phong Điền cho biết: “Phòng đã chỉ đạo các trường tuân thủ tuyệt đối công tác chuẩn bị cho trẻ đến trường, trong đó, việc tổ chức cho trẻ ăn bán trú là vấn đề đặc biệt quan tâm. Để đảm bảo các điều kiện, các trường đã phối hợp với ngành y tế tổ chức tập huấn cho bộ phận cấp dưỡng về công tác đảm bảo ATVSTP. Ngoài ra, các trường đã chú ý đến công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và đảm bảo nguồn nhân lực giáo viên, nhân viên cấp dưỡng phụ trách số trẻ đúng quy định”.

Không chỉ ở các cơ sở giáo dục mầm non, một số trường tiểu học trên địa bàn huyện Phong Điền cũng đã chuẩn bị chu đáo các điều kiện để tổ chức bán trú cho học sinh. Thực tế, việc tổ chức bán trú và giảng dạy 2 buổi/ngày mang lại nhiều lợi ích cho cả học sinh lẫn phụ huynh; nhất là những gia đình không có thời gian đưa đón con em. Mặt khác, học sinh được học 2 buổi/ngày sẽ có thời gian nghỉ ngơi, học tập và được tham gia các hoạt động trải nghiệm tại trường như trồng rau, nấu ăn, chơi các trò chơi dân gian… Thông qua các hoạt động này, giúp các em rèn luyện kỹ năng sống, tinh thần đoàn kết, tính kỷ luật và khả năng tự phục vụ.

Bài, ảnh: Tiến Dũng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

An toàn cho du khách mùa mưa bão

Những tháng cuối năm, Huế bước vào mùa cao điểm khách quốc tế cũng là thời điểm thời tiết miền Trung thường xảy ra mưa lớn, bão và ngập lụt. Song hành với phục vụ du khách, phát triển du lịch là yêu cầu đảm bảo an toàn cho du khách.

An toàn cho du khách mùa mưa bão
Trò đến lớp, thầy vui!

Bên cạnh dạy học, thầy cô giáo ở vùng cao A Lưới còn phụ trách thêm công tác vận động học sinh đến trường. Thấy học sinh nghỉ học dài ngày, có nguy cơ bỏ học, sau giờ dạy, giáo viên lại tìm đến nhà tìm hiểu, động viên, nhắc nhở. Niềm vui giản dị của các nhà giáo nơi đây là được thấy học sinh trở lại trường.

Trò đến lớp, thầy vui
Thanh niên với an toàn giao thông

Sáng 16/11, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Ban thanh niên Công an tỉnh, Công ty Honda Lộc Thịnh tổ chức Ngày hội “Thanh niên với an toàn giao thông” năm 2024 dành cho học sinh, sinh viên Trường cao đẳng Huế.

Thanh niên với an toàn giao thông
Hơn 16.000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024

Được phát động từ tháng 4 đến nay, cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 thu hút 16.358 bài dự thi đến từ 120 trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tham gia.

Hơn 16 000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024

TIN MỚI

Return to top