ClockChủ Nhật, 01/04/2018 09:54

Bộ GD&ĐT lý giải việc tăng số trẻ mầm non tư thục lên 70

Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết, tại Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dự thảo tăng số lượng trẻ em trong nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tối đa 70 trẻ.

Ảnh minh họa

Theo đó, "Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập" không phải là nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trong trường mầm non. "Nhóm trẻ lớp mẫu giáo độc lập" là một cơ sở giáo dục mầm non độc lập. Giống như trường mầm non, “Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập" có cơ cấu bao gồm một số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

Ông Minh lý giải thêm, Điều 69 Luật GD 2005 quy định: Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập là cơ sở giáo dục khác. Như vậy, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là cơ sở GDMN độc lập, giống như nhà trường, nhưng không đủ điều kiện về cơ sở vật chất và bộ máy quản lý để thành lập trường.

Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc có cơ cấu phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ thể có bao gồm một số nhóm trẻ và lớp mẫu giáo.

“Tại đây, số trẻ tối đa trong nhóm trẻ và lớp mẫu giáo theo độ tuổi trong nhóm trẻ và lớp mẫu giáo độc lập tư thục vẫn phải đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non (theo Điều lệ trường mầm non, số lượng trẻ em được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo tùy theo độ tuổi: nhóm trẻ (dành cho trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi) có số trẻ trung bình là 20 trẻ/nhóm và lớp mẫu giáo (dành cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi) có số trẻ trung bình là 30 trẻ/lớp).

Do đó, số trẻ trong cơ sở GDMN "nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục" không quá 70 trẻ là tổng số trẻ của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trong cơ sở giáo dục này”, ông Minh nói.

“Việc tăng số lượng trẻ được nhiều cha mẹ quan tâm và lo lắng về đảm bảo an toàn, chất lượng chăm sóc, giáo dục ở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.

Chúng tôi có thể khẳng định, Bộ GD&ĐT đã dự thảo bổ sung thêm yêu cầu mỗi cơ sở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có một Tổ trưởng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình giáo dục mầm non.

Mặt khác, các điều kiện đảm bảo chất lượng được quy định trên mỗi trẻ, cụ thể: bảo đảm ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ em; số giáo viên (đối với nhóm trẻ: bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ và đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp). Do đó, tăng số lượng trẻ thì phải tăng điều kiện tương ứng với số trẻ."

Trước đó, Dự thảo Thông tư sửa đổi, quy định về cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được Bộ GD&ĐT sửa đổi từ không quá 50 trẻ lên thành 70 trẻ.

Qua tìm hiểu ý kiến của PV Dân trí, nhiều phụ huynh lo ngại trước quy định này còn Bộ GD&ĐT cho biết việc tồn tại nhóm lớp mẫu giáo độc lập tư thục vượt trên 50 trẻ là cần thiết, giúp địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân tham gia phát triển GDMN; đồng thời đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết thêm, nội dung sửa đổi của Dự thảo này tập trung vào vấn đề khó khăn, cốt lõi của thực tiễn cần giải quyết ngay, đó là việc thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT tại một số địa phương, đặc biệt ở khu công nghiệp, khu đô thị, khu đông dân cư đang gặp những khó khăn, bất cập.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới

Trong 2 ngày 19-20/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến về công tác chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non (GDMN), tham vấn quy trình thí điểm, các biểu mẫu báo cáo kết quả thí điểm chương trình GDMN. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới
Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non

Ngày 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non
Nâng cao hiệu quả quản lý đối với giáo dục mầm non

Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với giáo dục mầm non (GDMN); củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp; xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ em làm trung tâm; huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển GDMN… là những nhiệm vụ được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đặt ra tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với GDMN diễn ra ngày 16/8.

Nâng cao hiệu quả quản lý đối với giáo dục mầm non
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non

TIN MỚI

Return to top