ClockChủ Nhật, 21/08/2016 09:39

Bộ GDĐT thừa nhận triển khai VNEN còn “nóng vội, máy móc”

Ngày 18/8, Bộ GD - ĐT gửi công văn số 4068/BGDÐT-GDTrH đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai mô hình trường học mới (VNEN) từ năm học 2016-2017. Theo đó, Bộ GD – ĐT lần đầu tiên thừa nhận nhiều bất cập của VNEN, xin rút kinh nghiệm và đề nghị các địa phương triển khai trên tinh thần tự nguyện.

Mong mỏi của nhiều học sinhKhó nhân rộng mô hình trường học mới

Nghiêm túc rút kinh nghiệm

Công văn nêu rõ, Bộ GD - ĐT đã chỉ đạo nghiên cứu, vận dụng một số phương pháp, hình thức dạy học tiên tiến của thế giới vào các cấp học phổ thông, trong đó có mô hình trường học mới (VNEN). Đây là mô hình đã được thử nghiệm ở một số nước cho kết quả tốt, được UNESCO và chuyên gia giáo dục quốc tế khuyến cáo chọn thử nghiệm tại Việt Nam.

Mô hình trường học mới VNEN

Kết quả 3 năm thử nghiệm cho thấy mô hình có nhiều điểm tích cực, tạo được môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ trong nhà trường và lớp học; học sinh tích cực, tự lực, tự quản trong học tập; mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng được tăng cường.

Tuy nhiên, việc áp dụng VNEN chưa thực sự phù hợp với điều kiện của nhiều địa phương nên đã gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, trong những năm đầu triển khai, một số nơi chưa nhận thức đầy đủ về mô hình và điều kiện áp dụng; cán bộ quản lý và giáo viên chưa được chuẩn bị chu đáo, một bộ phận ngại đổi mới hoặc áp dụng mô hình một cách máy móc; việc triển khai nóng vội, áp dụng ngay cả ở những trường còn khó khăn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, sĩ số lớp học đông... dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục chưa đạt được hiệu quả mong muốn, gây ra những băn khoăn trong dư luận.

Những ưu điểm và bất cập nói trên trong áp dụng mô hình trường học mới đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Triển khai VNEN trên tinh thần tự nguyện

Nhằm tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ GD -ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở GD -ĐT tiếp tục chủ động nghiên cứu, áp dụng các phương thức giáo dục tiên tiến phù hợp với điều kiện thực tiễn; đồng thời chủ động nghiên cứu, lựa chọn các thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào phương thức giáo dục đang áp dụng. Cụ thể:

Khuyến khích các cơ sở giáo dục đang triển khai VNEN tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực và duy trì trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh.

Đối với các cơ sở giáo dục không áp dụng mô hình trường học mới, có thể lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào đổi mới phương thức giáo dục đang thực hiện, đảm bảo nguyên tắc lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục chủ động nghiên cứu đổi mới, sáng tạo trong tổ chức dạy và học; áp dụng các mô hình giáo dục tiên tiến khác phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Bộ GD - ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động chỉ đạo các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục của địa phương.

Không hướng dẫn quy trình thực hiện

Quá trình triển khai VNEN, phụ huynh không được tham khảo ý kiến, không có sự chọn hoặc được khuyến cáo về đặc thù của mô hình. Khi phụ huynh phát hiện chất lượng giáo dục VNEN không đạt yêu cầu, muốn chuyển trường cho con thì bị gây khó dễ. Công văn 4068 của Bộ GD - ĐT chỉ đạo các trường triển khai VNEN trên tinh thần tự nguyện, nhưng không hướng dẫn cụ thể quy trình thực hiện và hướng giải quyết cho các tình huống cụ thể, nên các cơ sở giáo dục hết sức lúng túng, phụ huynh vô cùng bức xúc.

Theo Lao Động

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07

Chiều 17/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 07-ĐA/TU, ngày 1/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát (KTGS), thi hành kỷ luật Đảng trong Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2026 (Đề án 07).

Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07
Ứng dụng công nghệ, hiệu quả nhân đôi

Công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi giúp nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất, giảm chi phí nhân công và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Ứng dụng công nghệ, hiệu quả nhân đôi

TIN MỚI

Return to top