ClockThứ Tư, 23/11/2022 07:04

Bữa ăn bán trú trong trường học: Giám sát để an toàn

TTH - Chất lượng, định lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong bữa ăn bán trú là vấn đề được phụ huynh và dư luận đặc biệt quan tâm. Nhất là khi từ đầu năm học đến nay, một số vụ việc liên quan đến “sự cố” bữa ăn bán trú được phản ánh nhiều trên các phương tiện truyền thông.

Vui buồn nghề cấp dưỡng trường họcTừ “mo cơm”, mơ về bữa ăn bán trúÐảm bảo bữa ăn an toàn cho học sinh bán trú

Lo bữa ăn trưa cho học sinh ở lại bán trú

“Mục sở thị” bếp ăn bán trú

Khi tôi ngỏ ý muốn “mục sở thị” bếp ăn bán trú để phục vụ cho bài viết của mình, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Quốc Toản đắn đo, giờ này nhà bếp bắt đầu “đỏ lửa”, thực hiện các khâu sơ chế, ngay cả người của trường cũng hạn chế vào khu vực này nên chắc phải đợi lát nữa. Tôi đồng ý và quả thực nhà bếp của trường cũng đang “cửa đóng, then cài”. Sau đó, khi làm việc với các cấp dưỡng, nhiều chị tiết lộ, khi chế biến thì thường không ai được vào. Cấp dưỡng phải đeo khẩu trang, găng tay khi chế biến, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Khu vực chế biến thức ăn và khu vực ăn uống phải có nơi rửa tay; có đủ dụng cụ ăn uống bảo đảm riêng biệt cho từng người, được vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn trước và sau khi sử dụng…

Chất lượng bữa ăn chưa bàn đến, còn phụ thuộc vào mức đóng của học sinh ở các trường, nhưng phụ huynh sợ nhất là thực phẩm không rõ nguồn gốc. Giờ thì chỉ cần các trường hợp đồng với các công ty cung cấp thực phẩm và được đem đến tận nơi. Từ sáng sớm là việc tiếp nhận thực phẩm từ đơn vị cung cấp, sau đó các nhân viên nhà bếp cùng tham gia sơ chế, chế biến, rồi đưa đồ ăn tới các nhà ăn. Khâu chế biến cũng khá yên tâm khi đa số cấp dưỡng đều phải có bằng nghiệp vụ, “nói nôm na” là phải qua lớp đào tạo về nấu ăn khá bài bản ở các trung tâm dạy nghề.

Ông Dương Quang Nam, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Quốc Toản cho hay: Ban giám hiệu nhà trường có phần mềm tính khẩu phần dinh dưỡng cho học sinh, tính toán thực đơn hợp lý trong tuần. Thực đơn này cũng chiếu công khai ở trường để phụ huynh, học sinh xem. Nhà trường chọn các nguồn thực phẩm từ các đơn vị nằm trong chuỗi an toàn thực phẩm. Công việc bất di bất dịch ở các trường là thực phẩm sau chế biến được trích mẫu, đóng hộp, niêm phong và để vào tủ lạnh, đề phòng xảy ra sự cố thì có mẫu mang đi kiểm nghiệm.

Cô giáo Nguyễn Ngọc Minh Trang, Hiệu trưởng Trường tiểu học Vĩnh Ninh cho biết: Tất cả thực phẩm sống và chín đều được lưu mẫu trong 24 giờ để phục vụ công tác kiểm tra nếu xảy ra ngộ độc thực phẩm. Các xe đẩy cơm được đưa đến các lớp, bảo đảm cho học sinh ăn uống tại lớp. Theo cô Trang, quan trọng là giáo viên tạo cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng nước sát khuẩn trước khi vào lớp, sau giờ chơi; rửa tay bằng xà phòng trước giờ ăn, sau khi đi vệ sinh.

Giờ ăn trưa của học sinh Trường tiểu học Trần Quốc Toản

Tâm huyết trong chuẩn bị từng bữa ăn

Theo quan sát của chúng tôi, nhiều khu bếp có không gian thoáng, mát và được thiết kế theo quy trình một chiều với đầy đủ trang, thiết bị như hệ thống tủ đông lạnh bảo quản thực phẩm, tủ lưu mẫu thức ăn, bồn sục ô-zôn, bồn rửa, đồ đựng thức ăn đều được làm bằng i-nốc. Hầu như các bếp ăn bán trú ở các trường tiểu học đều được gắn camera.

Một giải pháp khác cũng đang được nhân rộng tại nhiều trường học trên địa bàn TP. Huế là huy động sự tham gia của phụ huynh học sinh trong việc giám sát quy trình tổ chức bữa ăn bán trú. Cách thức này không chỉ thêm kênh giám sát, mà còn góp phần làm tăng tính minh bạch trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc học sinh của mỗi trường. Một phụ huynh xin được giấu tên bày tỏ, bữa ăn của trẻ ở trường quan trọng lắm nên thỉnh thoảng tôi bất ngờ đến, xin được kiểm tra khâu tiếp nhận thực phẩm, hoặc khâu sơ chế, chế biến, có làm điều này tôi mới yên tâm”.

Cô giáo Nguyễn Ngọc Minh Trang, Hiệu trưởng Trường tiểu học Vĩnh Ninh khá cởi mở khi nói về vấn đề bán trú cho học sinh: Tôi hiểu tâm tư của phụ huynh lắm chứ! Thế nên, phụ huynh có thể đến vào giờ ăn bất cứ lúc nào, muốn xem thực đơn của các cháu, tham quan quy trình chế biến bếp ăn của nhà trường chúng tôi sẵn sàng đáp ứng.

Theo bà Hồ Thị Ngọc Như, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế, công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn, nhất là bếp ăn tập thể trường học luôn được tăng cường. Các cấp, ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, kịp thời chấn chỉnh các vi phạm. Thức ăn sau khi chế biến cũng được phân loại riêng, tránh việc để chung dễ dẫn đến hư hỏng...

Tuy nhiên, bà Như cũng khuyến cáo, mặc dù các khâu tổ chức bếp ăn đã được khép kín nhưng muốn tạo sự yên tâm, tin tưởng cho phụ huynh, các nhà trường không bao giờ được chủ quan, lơ là trong tổ chức bữa ăn bán trú. Khâu kiểm tra nguyên liệu, thực phẩm hàng ngày cần được thực hiện chặt chẽ, có giám sát của đầy đủ thành phần. Ban giám hiệu liên tục kiểm tra, nhắc nhở nhân viên bếp ăn không chỉ nâng cao trách nhiệm, mà còn dành tình yêu và sự tâm huyết trong chuẩn bị từng bữa ăn. Có như vậy mới không để xảy ra sự cố, dù là nhỏ nhất.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 10182/NHNN-TT yêu cầu các đơn vị liên quan trực thuộc, các tổ chức tín dụng, NAPAS và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để bảo đảm hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025.

Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top